Tìm hiểu BIM: Khái niệm BIM là gì? các loại BIM, xu hướng và quy định mới nhất bắt buộc tại Việt Nam
BIM 3D đến 7D – nền tảng số hóa xây dựng, chuẩn hóa theo ISO 19650, áp dụng từ 2025
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Hiểu được chính xác đầy đủ về nghiệp vụ đấu thầu trong điều kiện hiện nay sẽ giúp các nhà quản lý, những chủ thể tham gia đấu thầu nói chung có căn cứ, nền tảng pháp lý trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện lành mạnh hoá các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sử dụng vốn, đất đai của nhà nước, đồng thời thu hút và tạo ra nhiều nguồn vốn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác và cụ thể nhất về một khía cạnh của đấu thầu: Quy trình đấu thầu xây dựng.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu xây dựng đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp… Tất cả các hoạt động được dựa trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch và mang lại hiệu quả kinh tế. Đấu thầu cũng là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, người mua (chủ đầu tư) tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất.
Mục tiêu của người bán là có quyền cung cấp hàng hoá dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Hiểu được chính xác đầy đủ về nghiệp vụ đấu thầu trong điều kiện hiện nay sẽ giúp các nhà quản lý, những chủ thể tham gia đấu thầu nói chung có căn cứ, nền tảng pháp lý trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện lành mạnh hoá các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sử dụng vốn, đất đai của nhà nước, đồng thời thu hút và tạo ra nhiều nguồn vốn. Dưới đây là thông tin chi tiết về quy trình đấu thầu xây dựng.
Theo quy định của Luật Thương mại và Luật đấu thầu, quy trình đấu thầu xây dựng được tiến hành theo các bước sau.
Để tiến hành mời thầu, bên mời thầu phải chuẩn bị các công việc sau:
Sau khi thông báo mời thầu được công khai, các nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu.
Lúc này, hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ được ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng thầu.
Bên mời thầu chịu trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện tham gia dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các thắc mắc của bên dự thầu cũng như quản lý hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu.
Khi dự thầu, bên dự thầu có thể phải nộp một khoản tiền bảo đảm dự thầu (thể hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu) theo yêu cầu của bên mời thầu để đảm bảo hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp một tiền đặt cọc, ký quỹ, hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu.
Tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh dự thầu không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hóa dịch vụ đấu thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc,ký quỹ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
Bên dự thầu không được nhận lại lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương số tiền đặt cọc, ký quỹ.
Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.
Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai, các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu.
Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không được chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở, các bên dự thầu không được sửa hồ sơ sau khi mở thầu.
Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai . Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu giải thích những nội dung cha rõ trong hồ sơ dự thầu. Việc giải thích hồ sơ dự thầu phải được lập thành văn bản
Khi mở thầu, bên mời thầu và bên dự thầu có mặt phải ký vào văn bản.
Biên bản mở thầu phải có nội dung sau đây: Tên hàng hóa, dịch vụ; ngày, giờ, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của bên mở thầu, dự thầu; giá bỏ thầu của bên dự thầu; các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan nếu có.
Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng địa chỉ, làm căn cứ đánh giá hoàn thiện. Các tiêu chuẩn trên được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác được ấn định trước khi mở thầu.
Trong quá trình đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu giải thích rõ các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu. Yêu cầu bên mời thầu và ý kiến bên dự thầu phải lập thành văn bản. Trường hợp bên mời thầu sửa đổi 1 số nội dung hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất các các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 10 ngày để các bên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình.
Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng, lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền chọn nhà thầu.
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu.
Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng đối với các bên trúng thầu trên cơ sở sau đây: kết quả đấu thầu; các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu; nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.
Khi thỏa thuận sau trúng thầu, các bên có thể yêu cầu bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ.
Trên đây là một số thông tin về quy trình đấu thầu xây dựng. Hy vọng với những kiến thức trên, các nhà quản lý hay các cá nhân tập thể tham gia đấu thầu có thể có thêm nền tảng pháp trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội.
Bài viết liên quan
Tìm hiểu BIM: Khái niệm BIM là gì? các loại BIM, xu hướng và quy định mới nhất bắt buộc tại Việt Nam
BIM 3D đến 7D – nền tảng số hóa xây dựng, chuẩn hóa theo ISO 19650, áp dụng từ 2025
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design - thiết kế FEED); thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;
b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.
a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;
b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;
c) Ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn liên quan đến gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; lập, thẩm tra thiết kế FEED; thẩm định giá; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; kiểm định, giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn đó.
a) Nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED;
b) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED;
c) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng;
d) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;
đ) Nhà thầu tư vấn thẩm định giá; nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;
e) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;
Phạm vi công việc thiết kế trong gói thầu EPC, EP, EC thuộc dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản này có thể là thiết kế FEED hoặc thiết kế cơ sở; không hình thành gói thầu EPC, EP, EC khi đã có thiết kế kỹ thuật hoặc công trình thiết kế hai bước theo quy định của pháp luật về xây dựng.
a) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;
c) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;
d) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.
5. Trừ trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều này, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm:
a) Lập, thẩm tra báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật;
đ) Khảo sát xây dựng;
e) Lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán;
g) Lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu;
h) Tư vấn giám sát.
Đối với từng nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản này, nhà thầu chỉ được thực hiện lập hoặc thẩm tra hoặc thẩm định.
6. Tỷ lệ cổ phần, vốn góp giữa các bên được xác định tại thời điểm đóng thầu và theo tỷ lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
7. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định theo công thức sau:
8. Công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được tham dự gói thầu của nhau nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu đó thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Nhà thầu tham dự thầu vẫn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.
9. Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp có cùng một cơ quan trực tiếp quản lý, góp vốn khi tham dự thầu các gói thầu của nhau không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu.
____________________________
Liên hệ mua phần mềm để được hỗ trợ tốt nhất:
Mr Thắng 090.336.7479 (Zalo/ĐT)
Bản quyền phần mềm Quản Lý Dự Án 360: https://nghiemthuxaydung.com/phan-mem-phap-ly-quan-ly-du-an-360-danh-cho-cdt-va-tu-van_sp3
#Quản_Lý_Dự_Án_Xây_Dựng_360
#Quản_Lý_Thi_Công_Xây_Dựng_360