• Đăng nhập
Menu
  • Trang chủ
  • Đặt hàng
  • Khuyến mãi
  • Sản phẩm
  • Hỗ trợ
  • Hướng dẫn
    • Nghiệm thu xây dựng
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Dự toán
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Quản lý dự án
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
  • Đào tạo
    • Online
    • Offline
  • Tin hoạt động
  • Liên hệ

Danh mục

  • Tái bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng thử full bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Biểu mẫu - Nhật ký
  • Hướng dẫn lập hồ sơ
  • Tiêu chuẩn
  • Định mức
  • Tải về tiện ích
  • Hướng dẫn Quản Lý Dự Án

Bộ phận bán hàng

  • Ms Thúy

    SĐT: 0787 64 65 68

    Zalo: 0971 954 610

  • Mr Hòa

    SĐT: 0975 866 987

    Zalo: 0975 866 987

  • Mr Quyết

    SĐT: 098 884 9199

    Zalo: 098 884 9199

Danh sách đại lý

  • Hà Nội

    Nguyễn Thúy
    SĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Dương Thắng
    SĐT: 090 336 7479

Support online

  • Bộ phận
    kinh doanh
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Chăm sóc
    khách hàng
  • Góp ý
    dịch vụ
Chăm sóc khách hàng: 0787 64 65 68

Bộ phận kinh doanh

  • Ms Thúy

    0787 64 65 68

  • Mr Hòa

    0975 866 987

  • Mr Quyết

    098 884 9199

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P3

3. Công tác lát và láng

 

    1. Công tác lát

 

      1. Công tác lát chỉ được bắt đầu khi đã hoàn thành công việc ở phần kết cấu bên trên và xung quanh, bao gồm: Công tác trát trầm hay lớp ghép trầm treo, công tác trát và ốp tường. Mặt lát phải phẳng và được làm sạch.

 

      1. Vật liệu lát phải đúng chủng loại và kích thước, màu sắc và tạo được hoa văn thiết kế. Các tấm lát hay gạch lát phải vuông vắn không cong vênh, sứt góc, không có các khuyết tật khác trên mặt. Những viên gạch lẻ bị chặt thì cạnh chặt phải phẳng

 

      1. Mặt lát phải phẳng, không gồ ghề, lồi lõm cục bộ. Kiểm tra bằng thước có chiều dài 2m. Khe hở giữa mặt lát và thước không quá 3mm. Độ dốc và phương dốc của mặt lát phải theo đúng thiết kế. Kiểm tra độ dốc được thực hiện bằng nivô, đổ nước thử hay cho lăn viên bi thép đường kính 10mm, nếu có chỗ lõm tao vũng đọng nước phải bóc lên lát lại.

 

      1. Giữa các viên gạch lát và sàn phải lót đầy vữa. Việc kiểm tra độ chắc đặc của lớp vữa liên kết bẳng cách gõ nhẹ lên mặt lát, nếu có chỗ nào bị bộp thì bóc lên lát lại.

 

      1. Chiều dày của lớp vữa xi măng lót không được quá 15mm. Mạch giữa các viên gạch không quá 1,5mm và được chèn đầy xi măng nguyên chất hòa với nước dạng hồ nhão. Khi chưa chèn mạch, không được đi lại hoặc va chạm mạnh lên mặt lát làm bong gạch. Mạch chèn xong, rửa ngay cho đường mạch sắc gọn, đồng thời lau sạch mặt gạch lát không để xi măng bám dính.

 

      1. ở những vị trí có yêu cầu về chống thấm, trước khi trát phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các chi tiết khác (như mạch chèn các khe tiếp giáp giữa các cấu kiện lắp ghép, mạch chèn xung quanh hệ thống cấp nươc…). Chiều dàyl ớp bitum chống thấm không quá 3mm.

 

      1. Phần tiếp giáp giữa các mạch lát, cũng như giữa mạch lát và chân tường, phải chèn đầy vữa xi măn.

 

      1. Mặt lát phải được thi công theo đùng thiết kế về màu sắc, hoa văn, đường viền trang trí. Nếu mặt lát là các viên đá thiên nhiên, phải chôn các viên kề nhau có màu sắc và đường vân hài hòa, không tạo nên sự tương phản rõ rệt.

 

      1. Khi lát sàn bằng đá quý, các viên lẻ phải được gia công sẵn từ xí nghiệp. Khi lát gạch men kính, các viên lẻ nên gia công cắt tại chỗ. Việc cắt và mài các cạnh phải bảo đảm đường cắt gọn và mạch ghép bằng,

 

      1. Khi lát sàn gỗ, các thanh mặt sàn phải đóng lên hệ khung gỗ chắc chắn. Kích thước của kết cấu khung phụ thuộc vào chiều dài và tiết diện của thanh ván ghép sàn. Giữa khung đỡ sàn và mặt nền nhà phải kê đệm thật ỗn định. Sau khi ghép xong mặt sàn gỗ phải bào phẳng nhẵn sau đó đánh giấy nháp từ thô đến mịn và cuối cùng đánh xi bóng.

 

      1. Khi lát sàn bằng tấm nhựa tổng hợp, nền lót là ván gỗ thì toàn bộ chu vi tấm phải được ghim đinh mạ đồng hay mạ kẽm, đinh đóng cách nhau không quá 200mm và cách mép tấm không quá 20mm, còn ở giữa tấm đóng đinh theo ô cách nhau từ 35 -40cm. Giữa hai mép tấm nhựa lát sàn đặt kề nhau phải có đoạn ghép chồng ít nhất 40mm. Tại mép gờ chân tường, tấm nhựa được ghim bằng nẹp gỗ. Nếu nền sàn là bê tông thì tại các vị trí đóng ghim phải chôn sẵn các chi tiết bằng gỗ. Nếu dùng keo dán để dán các tấm nhựa thì mặt dán phải được mài phẳng và quét sạch bụi trước khi phết lớp keo dán. Keo dán phết lên nền theo chiều ngang của cuộn nhựa lát. Việc dán thực hiện từng đoạn một, dài từ 30 -40mm. Phải dùng phương tiện ép mạnh lên chỗ vừa dán cho tấm nhựa dính trắc với nền lát. khi dùng keo dán không phải ghim đinh. Nếu hai tấm nhựa dán kề nhau phải thật song song và ghép kín, không cho phép dán các mép tấm kề lên nhau.

 

      1. Không dùng mặt sàn gỗ cho các phòng thường xuyên ẩm ướt, các phòng dễ cháy và nhiệt độ cao, không dùng tấm nhựa lát cho mặt sàn.

 

      1. Mặt lát phải đảm bảo các yêu cầu về độ cao, độ phẳng, độ dốc, độ dính kết với mặt nền lát. Chiều dày lớp vữa lót, chiều dày mạch vữa, màu sắc, hình dáng trang trí… phải theo đúng thiết kế.

 

    1. Công tác láng

 

      1. Lớp láng thực hiện trên nền gạch, bê tông các loại hay bê tông cốt thép: trước khi láng, kết cấu nền phải ổn định và phẳng, cọ sạch các vết dầu, rêu và bụi bẩn.

 

      1. Độ để bảo đảm độ bám dính tốt giữa lớp vữa láng và nền nếu mặt nền khô phải tưới nước và băm nhám bề mặt. Nếu có lớp lót thì mặt phải khía ô có cạnh từ 10 đến 15cm.

 

      1. Lớp láng cuối cùng bằng vữa xi măng cát với kích thước hạt cốt liệu lớn nhất không quá 2mm, xoa phẳng mặt theo độ dốc thiết kế. Tùy thuộc vào thời tiết, độ ẩm và nhiệt độ không khí… Sau khi láng xong lớp vữa cuối cùng khoảng từ 4 đến 6 giờ mới có thể tiến hành đánh bóng bề mặt láng bằng cách rải đều một lớp bột xi măng hay lớp mỏng hỗi măng.

 

      1. Mặt láng phải bảo đảm độ bóng theo thiết kế. Quá trình mài bóng được tiến hành đồng thời với việc vá các vết lõm cục bộ và các vết xước gợn trên bề mặt.
      2. Công việc kẻ chỉ thực hiện ngay sau khi vừa đánh màu xong. Đường kẻ chỉ cần đều về chiều rộng, chiều sâu và sắc nét. Nếu dùng quả lăn có hạt chống trơn cũng lăn ngay khi lớp xi măng màu chưa rắn.

 

      1. Láng hè dài hoặc mặt lối đi dài, cứ mỗi đoạn dài 3 -4m lại làm một khe co dãn ở lớp láng bằng cách cắt đứt ngang lớp láng. Chiều rộng khe co dãn là 20mm được chèn bằng nhựa bitum số 3.

 

      1. Đối với những diện tích và khu vực có yêu cầu chống thấm cao như khu vệ sinh, bể chứa nước, máng dẫn nước và thoát nước… ngoài việc trát láng thông thường, trước đó phải thực hiện các lớp chống thấm theo thiết kế.

 

Chất lượng mặt láng phải bảo đảm các yêu cầu về độ phẳng, độ dốc và những yêu cầu khác giống như đối với bề mặt trát.

Bài viết liên quan

QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 3: Determining of Expansion in boiling water

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được áp dụng với loại vật liệu chèn khe giãn dạng gỗ xốp tự co giãn.

2. Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Joint Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN 11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được tiến hành với riêng loại vật liệu gỗ xốp tự co giãn, nhằm xác định độ thay đổi chiều dày của mẫu sau khi ngâm mẫu vật liệu trong nước đun sôi 1 h. Việc đổi mầu nước không được coi là sự phá hỏng của mẫu ngâm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - để đo chiều dài và chiều rộng mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Thử nghiệm với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó tiến hành cắt 5 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.2 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Đo chiều dày của mẫu trước khi ngâm vào nước với độ chính xác đến 0,025 mm.

7.2  Đưa mẫu vào nước đun sôi 100 oC trong 1 h sau đó lấy ra và làm nguội đến nhiệt độ trong phòng trong 15 min. Đo chiều dày mẫu sau khi ngâm nước sôi chính xác đến 0,025 mm.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

Độ giãn dài trong nước đun sôi Eđs, tính bằng phần trăm (%) được tính theo công thức (1):

(1)

trong đó:

Eđs là độ giãn dài trong nước đun sôi, tính bằng phần trăm (%);

A là chiều dày mẫu sau khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm);

B là chiều dày mẫu trước khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm).

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ giãn dài trong nước đun sôi;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

- PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Lời nói đầu

TCVN 11414 : 2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 2: Determining of Extrusion

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu sự đẩy trồi do tác dụng của áp lực nén là một trong những phương pháp để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi vật liệu được tiến hành bằng cách nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu của mẫu thử trong khuôn thử nghiệm đẩy trồi, độ đẩy trồi được xác định tại mặt tự do của mẫu thí nghiệm, đơn vị đo mm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,025 mm.

5.3  Khuôn thử nghiệm đẩy trồi

5.3.1  Khuôn thép có 3 mặt để hạn chế chuyển vị bên của mẫu dưới tác dụng của lực nén. Kích thước phía trong của khuôn là 102 mm x 102 mm, sai số chiều dài và chiều rộng cho phép ± 0,38 mm.

5.3.2  Kích thước khuôn phải cao hơn mẫu ít nhất 13 mm. Khuôn tiêu chuẩn được cấu tạo gồm một tấm thép đáy có kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm với sai số cho phép ± 0,3 mm và ba tấm thép mặt bên dày 6,4 mm được bắt vít với nhau với chiều cao 38 mm và được đặt bên trên tấm thép đáy để tạo thành hộp có 3 cạnh hở nắp (Cấu tạo khuôn tham khảo phụ lục A).

5.4  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm vừa với kích thước khuôn thử nghiệm đẩy trồi. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

5.5.1  Thiết bị tạo lực nén có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị thử nghiệm khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

5.5.2  Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu; được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị thử nghiệm nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lẫy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.4 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên các mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả thử nghiệm kiểm tra này.

6.3  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

7.1.1  Đặt mẫu vào khuôn thép thích hợp để hạn chế các chuyển vị bên dưới tác dụng của lực nén thẳng đứng như mô tả tại 5.3.

7.1.2  Che mẫu bằng tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm như mô tả tại 5.4 để tạo mặt song song. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu. Đặt ống kim loại hình trụ (hoặc thiết bị khác tương đương) để truyền tải trọng từ phần đầu chuyển vị máy nén xung quanh thiết bị đo đến tấm che mẫu thí nghiệm.

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu được lắp đặt theo quy định tại 7.1 và chịu áp lực tĩnh tải từ tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm, tiến hành đo chiều dày mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén, khi đó cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Độ đẩy trồi vật liệu (mm)

Để xác định độ đẩy trồi vật liệu, tác dụng một lực vừa đủ để nén mẫu tới chiều dày bằng 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Mẫu được hạn chế nở hông ở 3 mặt bên.

8. Biểu thị kết quả

Độ đẩy trồi vật liệu, tính bằng milimét (mm) được xác định bằng cách đo chuyển vị lớn nhất ở mặt tự do của mẫu khi mẫu chịu nén tới 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Thiết bị đo sử dụng đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác có độ đọc chính xác đến 0,025 mm.

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Kiểu, chủng loại thiết bị thử nghiệm;

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ đẩy trồi vật liệu;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

(a) Tiến hành thí nghiệm với một mẫu được chuẩn bị theo quy định tại 6.2.1, 6.2.2 hoặc 6.2.3. Đặt mẫu lên một tấm kim loại phẳng, đặt tấm kim loại có kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm thẳng tâm trên bề mặt mẫu. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu thí nghiệm.

(b) Lắp đặt một ống truyền lực hình trụ rỗng bằng kim loại, có khe để lắp giá đỡ hình chữ U và một khoảng hở để nhìn thiết bị đo. Yêu cầu thiết bị tạo lực nén quy định tại 5.5 và cách thức lắp đặt được thể hiện trong hình H1, tuy nhiên có thể sử dụng các thiết bị khác tương đương.

Kích thước tính bằng mm

CHÚ THÍCH:

1 Tấm kim loại phẳng;

5 Thiết bị đo;

2 Mẫu thí nghiệm;

6 Ống truyền lực hình trụ;

3 Tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm;

7 Khối đỡ hình cầu.

4 Giá đỡ chữ U;

 

Hình H1 - Lắp đặt mẫu trong thử nghiệm độ phục hồi và khả năng chịu nén

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu đã được lắp đặt theo mục 7.1 và chỉ chịu áp lực tĩnh tải của tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm, xác định chiều dày của mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén. Cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Tác dụng tải trọng

Để xác định độ phục hồi của vật liệu, tác dụng lên mẫu một lần với tải trọng đủ lớn để nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ghi lại giá trị tải trọng tác dụng này, nhanh chóng dỡ tải ngay sau khi tác dụng và cho phép mẫu phục hồi trong 10 min, đo chiều dày mẫu thí nghiệm. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu ngay khi dỡ tải.

7.4  Thử nghiệm lại

Trong trường hợp mẫu không đạt các yêu cầu quy định về độ phục hồi theo thử nghiệm trên, tiến hành thử nghiệm theo các bước như sau:

Tác dụng lên mẫu ba lần với một tải trọng đủ lớn để nén mẫu đạt 50 % chiều dày ban đầu của mẫu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ngay sau mỗi lần tác dụng lập tức tiến hành dỡ tải, thời gian cho phép mẫu phục hồi giữa các lần tác dụng tải trọng là 30 min. Sau khi tải trọng tác dụng lần thứ ba, nhanh chóng dỡ tải và cho phép mẫu phục hồi trong 1 h, sau đó đo lại chiều dày mẫu. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu trong khoảng thời gian phục hồi giữa các giai đoạn nén và sau khi tác dụng tải trọng lần ba. Việc đánh giá độ phục hồi vật liệu sẽ phụ thuộc vào các kết quả thử nghiệm này.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

8.1  Độ phục hồi

8.1.1  Độ phục hồi của mẫu (RPH), tính bằng phần trăm (%), được tính toán theo công thức (1):

(1)

trong đó:

RPH

là độ phục hồi của mẫu, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimet (mm);

t1

là chiều dày của mẫu sau 10 min dỡ tải, tính bằng milimet (mm).

8.1.2  Thử nghiệm lại

Độ phục hồi trong thử nghiệm lại (), tính bằng phần trăm (%) được tính toán theo công thức (2):

(2)

trong đó:

là độ phục hồi thử nghiệm lại, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimét (mm);

t1

là chiều dày của mẫu đo được sau khi dỡ tải lần ba được 1 h, tính bằng milimét (mm).

8.2  Khả năng chịu nén

Khả năng chịu nén của vật liệu (P), tính bằng kilôpasscal (kPa), là áp lực nén được tính toán theo công thức (3) sau:

(3)

Trong đó:

P là khả năng chịu nén của vật liệu, tính bằng kilôpasscal (kPa);

N là tải trọng lớn nhất được xác định tại 7.3, tính bằng Niutơn (N)

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

-------------------------------------------------------------------------------------

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414:2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 1: Determining of Recovery and Compression

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1.1  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (Preformed Expansion Joint Filler)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là những vật liệu dạng thể rắn, định hình sẵn, có các đặc tính cơ lý phù hợp sử dụng làm vật liệu chèn khe giãn mặt đường bê tông xi măng.

3.1.2  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp là vật liệu được sản xuất từ các hạt gỗ xốp sạch, có sàng lọc và được liên kết với nhau bằng chất dính kết không hòa tan.

3.1.3  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn (Preformed Expansion Joint Filler - Self Expanding Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn là vật liệu được chế tạo trong điều kiện nén ở nhiệt độ và áp suất nhất định, vật liệu có khả năng co giãn cao sau khi lắp đặt, thích hợp với hiện tượng co ngót của bê tông xi măng. Sản phẩm loại này có thể được cắt theo kích thước mong muốn tại hiện trường.

3.1.4  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Sponge Rubber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp là vật liệu được chế tạo từ cao su tổng hợp và cao su tự nhiên, không sử dụng cao su phế phẩm hoặc tái chế. Vật liệu này có màu xám tro gần giống với màu của bê tông xi măng.

3.1.5  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane (Polyurethane - bonded recycled rubber).

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane là vật liệu được chế tạo từ cao su lốp xe ô tô tận dụng kết hợp với chất kết dính Polyurethane tạo thành liên kết có độ bền cao.

3.1.6  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum (Preformed Expansion Joint Filler - Bituminous Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum là vật liệu thành phần có chứa mastic bitum (nhựa đường hoặc hắc ín). Mastic bao gồm bột khoáng, các sợi gia cường và có thể là các miếng vật liệu gia cường mỏng. Vật liệu này không ngấm nước, độ bền cao, linh động và có khả năng tự chèn.

3.1.7  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi (Preformed Expansion Joint Filler - Fiber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi là vật liệu được tạo thành từ các sợi dệt đan kết chặt chẽ với nhau và kết hợp thêm nhựa đường để tăng tuổi thọ vật liệu. Đây là loại vật liệu linh động, đàn hồi, không bị đẩy trồi.

3.2  Từ viết tắt

AASHTO American association of State Highway and Transportation (Hiệp hội đường bộ Mỹ).

ASTM American Society for Testing and Materials (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ)

BTXM Bê tông xi măng

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu nén theo hướng vuông góc với các bề mặt tấm, độ phục hồi của vật liệu sau khi dỡ tải là những thử nghiệm được dùng để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Độ phục hồi vật liệu được xác định sau khi nén mẫu đạt tới chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm, sau đó dỡ tải ngay và để mẫu tự hồi phục.

4.3  Khả năng chịu nén của vật liệu được xác định bằng giá trị tải trọng cần thiết để nén mẫu đạt đến chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,02 mm.

5.3  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.4  Tấm kim loại - được chế tạo từ tấm thép dày 13 mm với các mặt phẳng song song, có kích thước 114 mm x 114 mm, sai số ± 2,5 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

Có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.3 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm tra này.

6.2.4  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu  - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • ›
QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 3: Determining of Expansion in boiling water

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được áp dụng với loại vật liệu chèn khe giãn dạng gỗ xốp tự co giãn.

2. Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Joint Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN 11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được tiến hành với riêng loại vật liệu gỗ xốp tự co giãn, nhằm xác định độ thay đổi chiều dày của mẫu sau khi ngâm mẫu vật liệu trong nước đun sôi 1 h. Việc đổi mầu nước không được coi là sự phá hỏng của mẫu ngâm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - để đo chiều dài và chiều rộng mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Thử nghiệm với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó tiến hành cắt 5 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.2 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Đo chiều dày của mẫu trước khi ngâm vào nước với độ chính xác đến 0,025 mm.

7.2  Đưa mẫu vào nước đun sôi 100 oC trong 1 h sau đó lấy ra và làm nguội đến nhiệt độ trong phòng trong 15 min. Đo chiều dày mẫu sau khi ngâm nước sôi chính xác đến 0,025 mm.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

Độ giãn dài trong nước đun sôi Eđs, tính bằng phần trăm (%) được tính theo công thức (1):

(1)

trong đó:

Eđs là độ giãn dài trong nước đun sôi, tính bằng phần trăm (%);

A là chiều dày mẫu sau khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm);

B là chiều dày mẫu trước khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm).

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ giãn dài trong nước đun sôi;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

- PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Lời nói đầu

TCVN 11414 : 2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 2: Determining of Extrusion

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu sự đẩy trồi do tác dụng của áp lực nén là một trong những phương pháp để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi vật liệu được tiến hành bằng cách nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu của mẫu thử trong khuôn thử nghiệm đẩy trồi, độ đẩy trồi được xác định tại mặt tự do của mẫu thí nghiệm, đơn vị đo mm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,025 mm.

5.3  Khuôn thử nghiệm đẩy trồi

5.3.1  Khuôn thép có 3 mặt để hạn chế chuyển vị bên của mẫu dưới tác dụng của lực nén. Kích thước phía trong của khuôn là 102 mm x 102 mm, sai số chiều dài và chiều rộng cho phép ± 0,38 mm.

5.3.2  Kích thước khuôn phải cao hơn mẫu ít nhất 13 mm. Khuôn tiêu chuẩn được cấu tạo gồm một tấm thép đáy có kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm với sai số cho phép ± 0,3 mm và ba tấm thép mặt bên dày 6,4 mm được bắt vít với nhau với chiều cao 38 mm và được đặt bên trên tấm thép đáy để tạo thành hộp có 3 cạnh hở nắp (Cấu tạo khuôn tham khảo phụ lục A).

5.4  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm vừa với kích thước khuôn thử nghiệm đẩy trồi. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

5.5.1  Thiết bị tạo lực nén có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị thử nghiệm khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

5.5.2  Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu; được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị thử nghiệm nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lẫy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.4 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên các mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả thử nghiệm kiểm tra này.

6.3  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

7.1.1  Đặt mẫu vào khuôn thép thích hợp để hạn chế các chuyển vị bên dưới tác dụng của lực nén thẳng đứng như mô tả tại 5.3.

7.1.2  Che mẫu bằng tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm như mô tả tại 5.4 để tạo mặt song song. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu. Đặt ống kim loại hình trụ (hoặc thiết bị khác tương đương) để truyền tải trọng từ phần đầu chuyển vị máy nén xung quanh thiết bị đo đến tấm che mẫu thí nghiệm.

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu được lắp đặt theo quy định tại 7.1 và chịu áp lực tĩnh tải từ tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm, tiến hành đo chiều dày mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén, khi đó cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Độ đẩy trồi vật liệu (mm)

Để xác định độ đẩy trồi vật liệu, tác dụng một lực vừa đủ để nén mẫu tới chiều dày bằng 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Mẫu được hạn chế nở hông ở 3 mặt bên.

8. Biểu thị kết quả

Độ đẩy trồi vật liệu, tính bằng milimét (mm) được xác định bằng cách đo chuyển vị lớn nhất ở mặt tự do của mẫu khi mẫu chịu nén tới 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Thiết bị đo sử dụng đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác có độ đọc chính xác đến 0,025 mm.

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Kiểu, chủng loại thiết bị thử nghiệm;

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ đẩy trồi vật liệu;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

(a) Tiến hành thí nghiệm với một mẫu được chuẩn bị theo quy định tại 6.2.1, 6.2.2 hoặc 6.2.3. Đặt mẫu lên một tấm kim loại phẳng, đặt tấm kim loại có kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm thẳng tâm trên bề mặt mẫu. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu thí nghiệm.

(b) Lắp đặt một ống truyền lực hình trụ rỗng bằng kim loại, có khe để lắp giá đỡ hình chữ U và một khoảng hở để nhìn thiết bị đo. Yêu cầu thiết bị tạo lực nén quy định tại 5.5 và cách thức lắp đặt được thể hiện trong hình H1, tuy nhiên có thể sử dụng các thiết bị khác tương đương.

Kích thước tính bằng mm

CHÚ THÍCH:

1 Tấm kim loại phẳng;

5 Thiết bị đo;

2 Mẫu thí nghiệm;

6 Ống truyền lực hình trụ;

3 Tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm;

7 Khối đỡ hình cầu.

4 Giá đỡ chữ U;

 

Hình H1 - Lắp đặt mẫu trong thử nghiệm độ phục hồi và khả năng chịu nén

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu đã được lắp đặt theo mục 7.1 và chỉ chịu áp lực tĩnh tải của tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm, xác định chiều dày của mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén. Cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Tác dụng tải trọng

Để xác định độ phục hồi của vật liệu, tác dụng lên mẫu một lần với tải trọng đủ lớn để nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ghi lại giá trị tải trọng tác dụng này, nhanh chóng dỡ tải ngay sau khi tác dụng và cho phép mẫu phục hồi trong 10 min, đo chiều dày mẫu thí nghiệm. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu ngay khi dỡ tải.

7.4  Thử nghiệm lại

Trong trường hợp mẫu không đạt các yêu cầu quy định về độ phục hồi theo thử nghiệm trên, tiến hành thử nghiệm theo các bước như sau:

Tác dụng lên mẫu ba lần với một tải trọng đủ lớn để nén mẫu đạt 50 % chiều dày ban đầu của mẫu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ngay sau mỗi lần tác dụng lập tức tiến hành dỡ tải, thời gian cho phép mẫu phục hồi giữa các lần tác dụng tải trọng là 30 min. Sau khi tải trọng tác dụng lần thứ ba, nhanh chóng dỡ tải và cho phép mẫu phục hồi trong 1 h, sau đó đo lại chiều dày mẫu. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu trong khoảng thời gian phục hồi giữa các giai đoạn nén và sau khi tác dụng tải trọng lần ba. Việc đánh giá độ phục hồi vật liệu sẽ phụ thuộc vào các kết quả thử nghiệm này.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

8.1  Độ phục hồi

8.1.1  Độ phục hồi của mẫu (RPH), tính bằng phần trăm (%), được tính toán theo công thức (1):

(1)

trong đó:

RPH

là độ phục hồi của mẫu, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimet (mm);

t1

là chiều dày của mẫu sau 10 min dỡ tải, tính bằng milimet (mm).

8.1.2  Thử nghiệm lại

Độ phục hồi trong thử nghiệm lại (), tính bằng phần trăm (%) được tính toán theo công thức (2):

(2)

trong đó:

là độ phục hồi thử nghiệm lại, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimét (mm);

t1

là chiều dày của mẫu đo được sau khi dỡ tải lần ba được 1 h, tính bằng milimét (mm).

8.2  Khả năng chịu nén

Khả năng chịu nén của vật liệu (P), tính bằng kilôpasscal (kPa), là áp lực nén được tính toán theo công thức (3) sau:

(3)

Trong đó:

P là khả năng chịu nén của vật liệu, tính bằng kilôpasscal (kPa);

N là tải trọng lớn nhất được xác định tại 7.3, tính bằng Niutơn (N)

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

-------------------------------------------------------------------------------------

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414:2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 1: Determining of Recovery and Compression

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1.1  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (Preformed Expansion Joint Filler)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là những vật liệu dạng thể rắn, định hình sẵn, có các đặc tính cơ lý phù hợp sử dụng làm vật liệu chèn khe giãn mặt đường bê tông xi măng.

3.1.2  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp là vật liệu được sản xuất từ các hạt gỗ xốp sạch, có sàng lọc và được liên kết với nhau bằng chất dính kết không hòa tan.

3.1.3  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn (Preformed Expansion Joint Filler - Self Expanding Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn là vật liệu được chế tạo trong điều kiện nén ở nhiệt độ và áp suất nhất định, vật liệu có khả năng co giãn cao sau khi lắp đặt, thích hợp với hiện tượng co ngót của bê tông xi măng. Sản phẩm loại này có thể được cắt theo kích thước mong muốn tại hiện trường.

3.1.4  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Sponge Rubber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp là vật liệu được chế tạo từ cao su tổng hợp và cao su tự nhiên, không sử dụng cao su phế phẩm hoặc tái chế. Vật liệu này có màu xám tro gần giống với màu của bê tông xi măng.

3.1.5  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane (Polyurethane - bonded recycled rubber).

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane là vật liệu được chế tạo từ cao su lốp xe ô tô tận dụng kết hợp với chất kết dính Polyurethane tạo thành liên kết có độ bền cao.

3.1.6  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum (Preformed Expansion Joint Filler - Bituminous Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum là vật liệu thành phần có chứa mastic bitum (nhựa đường hoặc hắc ín). Mastic bao gồm bột khoáng, các sợi gia cường và có thể là các miếng vật liệu gia cường mỏng. Vật liệu này không ngấm nước, độ bền cao, linh động và có khả năng tự chèn.

3.1.7  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi (Preformed Expansion Joint Filler - Fiber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi là vật liệu được tạo thành từ các sợi dệt đan kết chặt chẽ với nhau và kết hợp thêm nhựa đường để tăng tuổi thọ vật liệu. Đây là loại vật liệu linh động, đàn hồi, không bị đẩy trồi.

3.2  Từ viết tắt

AASHTO American association of State Highway and Transportation (Hiệp hội đường bộ Mỹ).

ASTM American Society for Testing and Materials (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ)

BTXM Bê tông xi măng

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu nén theo hướng vuông góc với các bề mặt tấm, độ phục hồi của vật liệu sau khi dỡ tải là những thử nghiệm được dùng để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Độ phục hồi vật liệu được xác định sau khi nén mẫu đạt tới chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm, sau đó dỡ tải ngay và để mẫu tự hồi phục.

4.3  Khả năng chịu nén của vật liệu được xác định bằng giá trị tải trọng cần thiết để nén mẫu đạt đến chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,02 mm.

5.3  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.4  Tấm kim loại - được chế tạo từ tấm thép dày 13 mm với các mặt phẳng song song, có kích thước 114 mm x 114 mm, sai số ± 2,5 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

Có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.3 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm tra này.

6.2.4  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu  - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • ›
QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 3: Determining of Expansion in boiling water

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được áp dụng với loại vật liệu chèn khe giãn dạng gỗ xốp tự co giãn.

2. Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Joint Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN 11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được tiến hành với riêng loại vật liệu gỗ xốp tự co giãn, nhằm xác định độ thay đổi chiều dày của mẫu sau khi ngâm mẫu vật liệu trong nước đun sôi 1 h. Việc đổi mầu nước không được coi là sự phá hỏng của mẫu ngâm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - để đo chiều dài và chiều rộng mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Thử nghiệm với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó tiến hành cắt 5 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.2 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Đo chiều dày của mẫu trước khi ngâm vào nước với độ chính xác đến 0,025 mm.

7.2  Đưa mẫu vào nước đun sôi 100 oC trong 1 h sau đó lấy ra và làm nguội đến nhiệt độ trong phòng trong 15 min. Đo chiều dày mẫu sau khi ngâm nước sôi chính xác đến 0,025 mm.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

Độ giãn dài trong nước đun sôi Eđs, tính bằng phần trăm (%) được tính theo công thức (1):

(1)

trong đó:

Eđs là độ giãn dài trong nước đun sôi, tính bằng phần trăm (%);

A là chiều dày mẫu sau khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm);

B là chiều dày mẫu trước khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm).

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ giãn dài trong nước đun sôi;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

- PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Lời nói đầu

TCVN 11414 : 2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 2: Determining of Extrusion

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu sự đẩy trồi do tác dụng của áp lực nén là một trong những phương pháp để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi vật liệu được tiến hành bằng cách nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu của mẫu thử trong khuôn thử nghiệm đẩy trồi, độ đẩy trồi được xác định tại mặt tự do của mẫu thí nghiệm, đơn vị đo mm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,025 mm.

5.3  Khuôn thử nghiệm đẩy trồi

5.3.1  Khuôn thép có 3 mặt để hạn chế chuyển vị bên của mẫu dưới tác dụng của lực nén. Kích thước phía trong của khuôn là 102 mm x 102 mm, sai số chiều dài và chiều rộng cho phép ± 0,38 mm.

5.3.2  Kích thước khuôn phải cao hơn mẫu ít nhất 13 mm. Khuôn tiêu chuẩn được cấu tạo gồm một tấm thép đáy có kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm với sai số cho phép ± 0,3 mm và ba tấm thép mặt bên dày 6,4 mm được bắt vít với nhau với chiều cao 38 mm và được đặt bên trên tấm thép đáy để tạo thành hộp có 3 cạnh hở nắp (Cấu tạo khuôn tham khảo phụ lục A).

5.4  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm vừa với kích thước khuôn thử nghiệm đẩy trồi. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

5.5.1  Thiết bị tạo lực nén có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị thử nghiệm khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

5.5.2  Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu; được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị thử nghiệm nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lẫy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.4 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên các mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả thử nghiệm kiểm tra này.

6.3  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

7.1.1  Đặt mẫu vào khuôn thép thích hợp để hạn chế các chuyển vị bên dưới tác dụng của lực nén thẳng đứng như mô tả tại 5.3.

7.1.2  Che mẫu bằng tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm như mô tả tại 5.4 để tạo mặt song song. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu. Đặt ống kim loại hình trụ (hoặc thiết bị khác tương đương) để truyền tải trọng từ phần đầu chuyển vị máy nén xung quanh thiết bị đo đến tấm che mẫu thí nghiệm.

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu được lắp đặt theo quy định tại 7.1 và chịu áp lực tĩnh tải từ tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm, tiến hành đo chiều dày mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén, khi đó cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Độ đẩy trồi vật liệu (mm)

Để xác định độ đẩy trồi vật liệu, tác dụng một lực vừa đủ để nén mẫu tới chiều dày bằng 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Mẫu được hạn chế nở hông ở 3 mặt bên.

8. Biểu thị kết quả

Độ đẩy trồi vật liệu, tính bằng milimét (mm) được xác định bằng cách đo chuyển vị lớn nhất ở mặt tự do của mẫu khi mẫu chịu nén tới 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Thiết bị đo sử dụng đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác có độ đọc chính xác đến 0,025 mm.

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Kiểu, chủng loại thiết bị thử nghiệm;

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ đẩy trồi vật liệu;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

(a) Tiến hành thí nghiệm với một mẫu được chuẩn bị theo quy định tại 6.2.1, 6.2.2 hoặc 6.2.3. Đặt mẫu lên một tấm kim loại phẳng, đặt tấm kim loại có kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm thẳng tâm trên bề mặt mẫu. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu thí nghiệm.

(b) Lắp đặt một ống truyền lực hình trụ rỗng bằng kim loại, có khe để lắp giá đỡ hình chữ U và một khoảng hở để nhìn thiết bị đo. Yêu cầu thiết bị tạo lực nén quy định tại 5.5 và cách thức lắp đặt được thể hiện trong hình H1, tuy nhiên có thể sử dụng các thiết bị khác tương đương.

Kích thước tính bằng mm

CHÚ THÍCH:

1 Tấm kim loại phẳng;

5 Thiết bị đo;

2 Mẫu thí nghiệm;

6 Ống truyền lực hình trụ;

3 Tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm;

7 Khối đỡ hình cầu.

4 Giá đỡ chữ U;

 

Hình H1 - Lắp đặt mẫu trong thử nghiệm độ phục hồi và khả năng chịu nén

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu đã được lắp đặt theo mục 7.1 và chỉ chịu áp lực tĩnh tải của tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm, xác định chiều dày của mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén. Cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Tác dụng tải trọng

Để xác định độ phục hồi của vật liệu, tác dụng lên mẫu một lần với tải trọng đủ lớn để nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ghi lại giá trị tải trọng tác dụng này, nhanh chóng dỡ tải ngay sau khi tác dụng và cho phép mẫu phục hồi trong 10 min, đo chiều dày mẫu thí nghiệm. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu ngay khi dỡ tải.

7.4  Thử nghiệm lại

Trong trường hợp mẫu không đạt các yêu cầu quy định về độ phục hồi theo thử nghiệm trên, tiến hành thử nghiệm theo các bước như sau:

Tác dụng lên mẫu ba lần với một tải trọng đủ lớn để nén mẫu đạt 50 % chiều dày ban đầu của mẫu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ngay sau mỗi lần tác dụng lập tức tiến hành dỡ tải, thời gian cho phép mẫu phục hồi giữa các lần tác dụng tải trọng là 30 min. Sau khi tải trọng tác dụng lần thứ ba, nhanh chóng dỡ tải và cho phép mẫu phục hồi trong 1 h, sau đó đo lại chiều dày mẫu. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu trong khoảng thời gian phục hồi giữa các giai đoạn nén và sau khi tác dụng tải trọng lần ba. Việc đánh giá độ phục hồi vật liệu sẽ phụ thuộc vào các kết quả thử nghiệm này.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

8.1  Độ phục hồi

8.1.1  Độ phục hồi của mẫu (RPH), tính bằng phần trăm (%), được tính toán theo công thức (1):

(1)

trong đó:

RPH

là độ phục hồi của mẫu, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimet (mm);

t1

là chiều dày của mẫu sau 10 min dỡ tải, tính bằng milimet (mm).

8.1.2  Thử nghiệm lại

Độ phục hồi trong thử nghiệm lại (), tính bằng phần trăm (%) được tính toán theo công thức (2):

(2)

trong đó:

là độ phục hồi thử nghiệm lại, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimét (mm);

t1

là chiều dày của mẫu đo được sau khi dỡ tải lần ba được 1 h, tính bằng milimét (mm).

8.2  Khả năng chịu nén

Khả năng chịu nén của vật liệu (P), tính bằng kilôpasscal (kPa), là áp lực nén được tính toán theo công thức (3) sau:

(3)

Trong đó:

P là khả năng chịu nén của vật liệu, tính bằng kilôpasscal (kPa);

N là tải trọng lớn nhất được xác định tại 7.3, tính bằng Niutơn (N)

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

-------------------------------------------------------------------------------------

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414:2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 1: Determining of Recovery and Compression

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1.1  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (Preformed Expansion Joint Filler)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là những vật liệu dạng thể rắn, định hình sẵn, có các đặc tính cơ lý phù hợp sử dụng làm vật liệu chèn khe giãn mặt đường bê tông xi măng.

3.1.2  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp là vật liệu được sản xuất từ các hạt gỗ xốp sạch, có sàng lọc và được liên kết với nhau bằng chất dính kết không hòa tan.

3.1.3  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn (Preformed Expansion Joint Filler - Self Expanding Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn là vật liệu được chế tạo trong điều kiện nén ở nhiệt độ và áp suất nhất định, vật liệu có khả năng co giãn cao sau khi lắp đặt, thích hợp với hiện tượng co ngót của bê tông xi măng. Sản phẩm loại này có thể được cắt theo kích thước mong muốn tại hiện trường.

3.1.4  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Sponge Rubber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp là vật liệu được chế tạo từ cao su tổng hợp và cao su tự nhiên, không sử dụng cao su phế phẩm hoặc tái chế. Vật liệu này có màu xám tro gần giống với màu của bê tông xi măng.

3.1.5  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane (Polyurethane - bonded recycled rubber).

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane là vật liệu được chế tạo từ cao su lốp xe ô tô tận dụng kết hợp với chất kết dính Polyurethane tạo thành liên kết có độ bền cao.

3.1.6  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum (Preformed Expansion Joint Filler - Bituminous Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum là vật liệu thành phần có chứa mastic bitum (nhựa đường hoặc hắc ín). Mastic bao gồm bột khoáng, các sợi gia cường và có thể là các miếng vật liệu gia cường mỏng. Vật liệu này không ngấm nước, độ bền cao, linh động và có khả năng tự chèn.

3.1.7  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi (Preformed Expansion Joint Filler - Fiber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi là vật liệu được tạo thành từ các sợi dệt đan kết chặt chẽ với nhau và kết hợp thêm nhựa đường để tăng tuổi thọ vật liệu. Đây là loại vật liệu linh động, đàn hồi, không bị đẩy trồi.

3.2  Từ viết tắt

AASHTO American association of State Highway and Transportation (Hiệp hội đường bộ Mỹ).

ASTM American Society for Testing and Materials (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ)

BTXM Bê tông xi măng

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu nén theo hướng vuông góc với các bề mặt tấm, độ phục hồi của vật liệu sau khi dỡ tải là những thử nghiệm được dùng để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Độ phục hồi vật liệu được xác định sau khi nén mẫu đạt tới chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm, sau đó dỡ tải ngay và để mẫu tự hồi phục.

4.3  Khả năng chịu nén của vật liệu được xác định bằng giá trị tải trọng cần thiết để nén mẫu đạt đến chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,02 mm.

5.3  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.4  Tấm kim loại - được chế tạo từ tấm thép dày 13 mm với các mặt phẳng song song, có kích thước 114 mm x 114 mm, sai số ± 2,5 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

Có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.3 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm tra này.

6.2.4  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu  - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • ›
QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 3: Determining of Expansion in boiling water

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được áp dụng với loại vật liệu chèn khe giãn dạng gỗ xốp tự co giãn.

2. Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Joint Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN 11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được tiến hành với riêng loại vật liệu gỗ xốp tự co giãn, nhằm xác định độ thay đổi chiều dày của mẫu sau khi ngâm mẫu vật liệu trong nước đun sôi 1 h. Việc đổi mầu nước không được coi là sự phá hỏng của mẫu ngâm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - để đo chiều dài và chiều rộng mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Thử nghiệm với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó tiến hành cắt 5 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.2 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Đo chiều dày của mẫu trước khi ngâm vào nước với độ chính xác đến 0,025 mm.

7.2  Đưa mẫu vào nước đun sôi 100 oC trong 1 h sau đó lấy ra và làm nguội đến nhiệt độ trong phòng trong 15 min. Đo chiều dày mẫu sau khi ngâm nước sôi chính xác đến 0,025 mm.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

Độ giãn dài trong nước đun sôi Eđs, tính bằng phần trăm (%) được tính theo công thức (1):

(1)

trong đó:

Eđs là độ giãn dài trong nước đun sôi, tính bằng phần trăm (%);

A là chiều dày mẫu sau khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm);

B là chiều dày mẫu trước khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm).

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ giãn dài trong nước đun sôi;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

- PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Lời nói đầu

TCVN 11414 : 2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 2: Determining of Extrusion

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu sự đẩy trồi do tác dụng của áp lực nén là một trong những phương pháp để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi vật liệu được tiến hành bằng cách nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu của mẫu thử trong khuôn thử nghiệm đẩy trồi, độ đẩy trồi được xác định tại mặt tự do của mẫu thí nghiệm, đơn vị đo mm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,025 mm.

5.3  Khuôn thử nghiệm đẩy trồi

5.3.1  Khuôn thép có 3 mặt để hạn chế chuyển vị bên của mẫu dưới tác dụng của lực nén. Kích thước phía trong của khuôn là 102 mm x 102 mm, sai số chiều dài và chiều rộng cho phép ± 0,38 mm.

5.3.2  Kích thước khuôn phải cao hơn mẫu ít nhất 13 mm. Khuôn tiêu chuẩn được cấu tạo gồm một tấm thép đáy có kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm với sai số cho phép ± 0,3 mm và ba tấm thép mặt bên dày 6,4 mm được bắt vít với nhau với chiều cao 38 mm và được đặt bên trên tấm thép đáy để tạo thành hộp có 3 cạnh hở nắp (Cấu tạo khuôn tham khảo phụ lục A).

5.4  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm vừa với kích thước khuôn thử nghiệm đẩy trồi. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

5.5.1  Thiết bị tạo lực nén có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị thử nghiệm khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

5.5.2  Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu; được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị thử nghiệm nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lẫy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.4 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên các mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả thử nghiệm kiểm tra này.

6.3  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

7.1.1  Đặt mẫu vào khuôn thép thích hợp để hạn chế các chuyển vị bên dưới tác dụng của lực nén thẳng đứng như mô tả tại 5.3.

7.1.2  Che mẫu bằng tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm như mô tả tại 5.4 để tạo mặt song song. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu. Đặt ống kim loại hình trụ (hoặc thiết bị khác tương đương) để truyền tải trọng từ phần đầu chuyển vị máy nén xung quanh thiết bị đo đến tấm che mẫu thí nghiệm.

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu được lắp đặt theo quy định tại 7.1 và chịu áp lực tĩnh tải từ tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm, tiến hành đo chiều dày mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén, khi đó cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Độ đẩy trồi vật liệu (mm)

Để xác định độ đẩy trồi vật liệu, tác dụng một lực vừa đủ để nén mẫu tới chiều dày bằng 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Mẫu được hạn chế nở hông ở 3 mặt bên.

8. Biểu thị kết quả

Độ đẩy trồi vật liệu, tính bằng milimét (mm) được xác định bằng cách đo chuyển vị lớn nhất ở mặt tự do của mẫu khi mẫu chịu nén tới 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Thiết bị đo sử dụng đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác có độ đọc chính xác đến 0,025 mm.

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Kiểu, chủng loại thiết bị thử nghiệm;

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ đẩy trồi vật liệu;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

(a) Tiến hành thí nghiệm với một mẫu được chuẩn bị theo quy định tại 6.2.1, 6.2.2 hoặc 6.2.3. Đặt mẫu lên một tấm kim loại phẳng, đặt tấm kim loại có kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm thẳng tâm trên bề mặt mẫu. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu thí nghiệm.

(b) Lắp đặt một ống truyền lực hình trụ rỗng bằng kim loại, có khe để lắp giá đỡ hình chữ U và một khoảng hở để nhìn thiết bị đo. Yêu cầu thiết bị tạo lực nén quy định tại 5.5 và cách thức lắp đặt được thể hiện trong hình H1, tuy nhiên có thể sử dụng các thiết bị khác tương đương.

Kích thước tính bằng mm

CHÚ THÍCH:

1 Tấm kim loại phẳng;

5 Thiết bị đo;

2 Mẫu thí nghiệm;

6 Ống truyền lực hình trụ;

3 Tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm;

7 Khối đỡ hình cầu.

4 Giá đỡ chữ U;

 

Hình H1 - Lắp đặt mẫu trong thử nghiệm độ phục hồi và khả năng chịu nén

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu đã được lắp đặt theo mục 7.1 và chỉ chịu áp lực tĩnh tải của tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm, xác định chiều dày của mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén. Cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Tác dụng tải trọng

Để xác định độ phục hồi của vật liệu, tác dụng lên mẫu một lần với tải trọng đủ lớn để nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ghi lại giá trị tải trọng tác dụng này, nhanh chóng dỡ tải ngay sau khi tác dụng và cho phép mẫu phục hồi trong 10 min, đo chiều dày mẫu thí nghiệm. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu ngay khi dỡ tải.

7.4  Thử nghiệm lại

Trong trường hợp mẫu không đạt các yêu cầu quy định về độ phục hồi theo thử nghiệm trên, tiến hành thử nghiệm theo các bước như sau:

Tác dụng lên mẫu ba lần với một tải trọng đủ lớn để nén mẫu đạt 50 % chiều dày ban đầu của mẫu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ngay sau mỗi lần tác dụng lập tức tiến hành dỡ tải, thời gian cho phép mẫu phục hồi giữa các lần tác dụng tải trọng là 30 min. Sau khi tải trọng tác dụng lần thứ ba, nhanh chóng dỡ tải và cho phép mẫu phục hồi trong 1 h, sau đó đo lại chiều dày mẫu. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu trong khoảng thời gian phục hồi giữa các giai đoạn nén và sau khi tác dụng tải trọng lần ba. Việc đánh giá độ phục hồi vật liệu sẽ phụ thuộc vào các kết quả thử nghiệm này.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

8.1  Độ phục hồi

8.1.1  Độ phục hồi của mẫu (RPH), tính bằng phần trăm (%), được tính toán theo công thức (1):

(1)

trong đó:

RPH

là độ phục hồi của mẫu, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimet (mm);

t1

là chiều dày của mẫu sau 10 min dỡ tải, tính bằng milimet (mm).

8.1.2  Thử nghiệm lại

Độ phục hồi trong thử nghiệm lại (), tính bằng phần trăm (%) được tính toán theo công thức (2):

(2)

trong đó:

là độ phục hồi thử nghiệm lại, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimét (mm);

t1

là chiều dày của mẫu đo được sau khi dỡ tải lần ba được 1 h, tính bằng milimét (mm).

8.2  Khả năng chịu nén

Khả năng chịu nén của vật liệu (P), tính bằng kilôpasscal (kPa), là áp lực nén được tính toán theo công thức (3) sau:

(3)

Trong đó:

P là khả năng chịu nén của vật liệu, tính bằng kilôpasscal (kPa);

N là tải trọng lớn nhất được xác định tại 7.3, tính bằng Niutơn (N)

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

-------------------------------------------------------------------------------------

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414:2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 1: Determining of Recovery and Compression

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1.1  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (Preformed Expansion Joint Filler)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là những vật liệu dạng thể rắn, định hình sẵn, có các đặc tính cơ lý phù hợp sử dụng làm vật liệu chèn khe giãn mặt đường bê tông xi măng.

3.1.2  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp là vật liệu được sản xuất từ các hạt gỗ xốp sạch, có sàng lọc và được liên kết với nhau bằng chất dính kết không hòa tan.

3.1.3  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn (Preformed Expansion Joint Filler - Self Expanding Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn là vật liệu được chế tạo trong điều kiện nén ở nhiệt độ và áp suất nhất định, vật liệu có khả năng co giãn cao sau khi lắp đặt, thích hợp với hiện tượng co ngót của bê tông xi măng. Sản phẩm loại này có thể được cắt theo kích thước mong muốn tại hiện trường.

3.1.4  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Sponge Rubber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp là vật liệu được chế tạo từ cao su tổng hợp và cao su tự nhiên, không sử dụng cao su phế phẩm hoặc tái chế. Vật liệu này có màu xám tro gần giống với màu của bê tông xi măng.

3.1.5  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane (Polyurethane - bonded recycled rubber).

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane là vật liệu được chế tạo từ cao su lốp xe ô tô tận dụng kết hợp với chất kết dính Polyurethane tạo thành liên kết có độ bền cao.

3.1.6  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum (Preformed Expansion Joint Filler - Bituminous Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum là vật liệu thành phần có chứa mastic bitum (nhựa đường hoặc hắc ín). Mastic bao gồm bột khoáng, các sợi gia cường và có thể là các miếng vật liệu gia cường mỏng. Vật liệu này không ngấm nước, độ bền cao, linh động và có khả năng tự chèn.

3.1.7  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi (Preformed Expansion Joint Filler - Fiber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi là vật liệu được tạo thành từ các sợi dệt đan kết chặt chẽ với nhau và kết hợp thêm nhựa đường để tăng tuổi thọ vật liệu. Đây là loại vật liệu linh động, đàn hồi, không bị đẩy trồi.

3.2  Từ viết tắt

AASHTO American association of State Highway and Transportation (Hiệp hội đường bộ Mỹ).

ASTM American Society for Testing and Materials (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ)

BTXM Bê tông xi măng

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu nén theo hướng vuông góc với các bề mặt tấm, độ phục hồi của vật liệu sau khi dỡ tải là những thử nghiệm được dùng để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Độ phục hồi vật liệu được xác định sau khi nén mẫu đạt tới chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm, sau đó dỡ tải ngay và để mẫu tự hồi phục.

4.3  Khả năng chịu nén của vật liệu được xác định bằng giá trị tải trọng cần thiết để nén mẫu đạt đến chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,02 mm.

5.3  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.4  Tấm kim loại - được chế tạo từ tấm thép dày 13 mm với các mặt phẳng song song, có kích thước 114 mm x 114 mm, sai số ± 2,5 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

Có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.3 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm tra này.

6.2.4  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu  - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • ›
QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P2

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU-P1

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-7:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TCVN 11414-6:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG -VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-5:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P5

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-4:2016 MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM-P4

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3

PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 3: Determining of Expansion in boiling water

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được áp dụng với loại vật liệu chèn khe giãn dạng gỗ xốp tự co giãn.

2. Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Joint Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN 11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được tiến hành với riêng loại vật liệu gỗ xốp tự co giãn, nhằm xác định độ thay đổi chiều dày của mẫu sau khi ngâm mẫu vật liệu trong nước đun sôi 1 h. Việc đổi mầu nước không được coi là sự phá hỏng của mẫu ngâm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - để đo chiều dài và chiều rộng mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Thử nghiệm với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó tiến hành cắt 5 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.2 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Đo chiều dày của mẫu trước khi ngâm vào nước với độ chính xác đến 0,025 mm.

7.2  Đưa mẫu vào nước đun sôi 100 oC trong 1 h sau đó lấy ra và làm nguội đến nhiệt độ trong phòng trong 15 min. Đo chiều dày mẫu sau khi ngâm nước sôi chính xác đến 0,025 mm.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

Độ giãn dài trong nước đun sôi Eđs, tính bằng phần trăm (%) được tính theo công thức (1):

(1)

trong đó:

Eđs là độ giãn dài trong nước đun sôi, tính bằng phần trăm (%);

A là chiều dày mẫu sau khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm);

B là chiều dày mẫu trước khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm).

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ giãn dài trong nước đun sôi;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2

- PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Lời nói đầu

TCVN 11414 : 2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414: 2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 2: Determining of Extrusion

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN11414 - 1: 2016.

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu sự đẩy trồi do tác dụng của áp lực nén là một trong những phương pháp để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Phương pháp xác định độ đẩy trồi vật liệu được tiến hành bằng cách nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu của mẫu thử trong khuôn thử nghiệm đẩy trồi, độ đẩy trồi được xác định tại mặt tự do của mẫu thí nghiệm, đơn vị đo mm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,025 mm.

5.3  Khuôn thử nghiệm đẩy trồi

5.3.1  Khuôn thép có 3 mặt để hạn chế chuyển vị bên của mẫu dưới tác dụng của lực nén. Kích thước phía trong của khuôn là 102 mm x 102 mm, sai số chiều dài và chiều rộng cho phép ± 0,38 mm.

5.3.2  Kích thước khuôn phải cao hơn mẫu ít nhất 13 mm. Khuôn tiêu chuẩn được cấu tạo gồm một tấm thép đáy có kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm với sai số cho phép ± 0,3 mm và ba tấm thép mặt bên dày 6,4 mm được bắt vít với nhau với chiều cao 38 mm và được đặt bên trên tấm thép đáy để tạo thành hộp có 3 cạnh hở nắp (Cấu tạo khuôn tham khảo phụ lục A).

5.4  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm vừa với kích thước khuôn thử nghiệm đẩy trồi. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

5.5.1  Thiết bị tạo lực nén có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị thử nghiệm khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

5.5.2  Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu; được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị thử nghiệm nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lẫy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.4 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên các mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả thử nghiệm kiểm tra này.

6.3  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

7.1.1  Đặt mẫu vào khuôn thép thích hợp để hạn chế các chuyển vị bên dưới tác dụng của lực nén thẳng đứng như mô tả tại 5.3.

7.1.2  Che mẫu bằng tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm như mô tả tại 5.4 để tạo mặt song song. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu. Đặt ống kim loại hình trụ (hoặc thiết bị khác tương đương) để truyền tải trọng từ phần đầu chuyển vị máy nén xung quanh thiết bị đo đến tấm che mẫu thí nghiệm.

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu được lắp đặt theo quy định tại 7.1 và chịu áp lực tĩnh tải từ tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm, tiến hành đo chiều dày mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén, khi đó cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Độ đẩy trồi vật liệu (mm)

Để xác định độ đẩy trồi vật liệu, tác dụng một lực vừa đủ để nén mẫu tới chiều dày bằng 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Mẫu được hạn chế nở hông ở 3 mặt bên.

8. Biểu thị kết quả

Độ đẩy trồi vật liệu, tính bằng milimét (mm) được xác định bằng cách đo chuyển vị lớn nhất ở mặt tự do của mẫu khi mẫu chịu nén tới 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Thiết bị đo sử dụng đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác có độ đọc chính xác đến 0,025 mm.

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;

- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);

- Kiểu, chủng loại thiết bị thử nghiệm;

- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm độ đẩy trồi vật liệu;

- Người thực hiện, người kiểm tra;

Các mục khác khi có yêu cầu.

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

7. Cách tiến hành

7.1  Lắp đặt mẫu

(a) Tiến hành thí nghiệm với một mẫu được chuẩn bị theo quy định tại 6.2.1, 6.2.2 hoặc 6.2.3. Đặt mẫu lên một tấm kim loại phẳng, đặt tấm kim loại có kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm thẳng tâm trên bề mặt mẫu. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu thí nghiệm.

(b) Lắp đặt một ống truyền lực hình trụ rỗng bằng kim loại, có khe để lắp giá đỡ hình chữ U và một khoảng hở để nhìn thiết bị đo. Yêu cầu thiết bị tạo lực nén quy định tại 5.5 và cách thức lắp đặt được thể hiện trong hình H1, tuy nhiên có thể sử dụng các thiết bị khác tương đương.

Kích thước tính bằng mm

CHÚ THÍCH:

1 Tấm kim loại phẳng;

5 Thiết bị đo;

2 Mẫu thí nghiệm;

6 Ống truyền lực hình trụ;

3 Tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm;

7 Khối đỡ hình cầu.

4 Giá đỡ chữ U;

 

Hình H1 - Lắp đặt mẫu trong thử nghiệm độ phục hồi và khả năng chịu nén

7.2  Đo chiều dày mẫu

Sau khi mẫu đã được lắp đặt theo mục 7.1 và chỉ chịu áp lực tĩnh tải của tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm, xác định chiều dày của mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén. Cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.

7.3  Tác dụng tải trọng

Để xác định độ phục hồi của vật liệu, tác dụng lên mẫu một lần với tải trọng đủ lớn để nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ghi lại giá trị tải trọng tác dụng này, nhanh chóng dỡ tải ngay sau khi tác dụng và cho phép mẫu phục hồi trong 10 min, đo chiều dày mẫu thí nghiệm. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu ngay khi dỡ tải.

7.4  Thử nghiệm lại

Trong trường hợp mẫu không đạt các yêu cầu quy định về độ phục hồi theo thử nghiệm trên, tiến hành thử nghiệm theo các bước như sau:

Tác dụng lên mẫu ba lần với một tải trọng đủ lớn để nén mẫu đạt 50 % chiều dày ban đầu của mẫu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ngay sau mỗi lần tác dụng lập tức tiến hành dỡ tải, thời gian cho phép mẫu phục hồi giữa các lần tác dụng tải trọng là 30 min. Sau khi tải trọng tác dụng lần thứ ba, nhanh chóng dỡ tải và cho phép mẫu phục hồi trong 1 h, sau đó đo lại chiều dày mẫu. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu trong khoảng thời gian phục hồi giữa các giai đoạn nén và sau khi tác dụng tải trọng lần ba. Việc đánh giá độ phục hồi vật liệu sẽ phụ thuộc vào các kết quả thử nghiệm này.

8. Tính toán và biểu thị kết quả

8.1  Độ phục hồi

8.1.1  Độ phục hồi của mẫu (RPH), tính bằng phần trăm (%), được tính toán theo công thức (1):

(1)

trong đó:

RPH

là độ phục hồi của mẫu, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimet (mm);

t1

là chiều dày của mẫu sau 10 min dỡ tải, tính bằng milimet (mm).

8.1.2  Thử nghiệm lại

Độ phục hồi trong thử nghiệm lại (), tính bằng phần trăm (%) được tính toán theo công thức (2):

(2)

trong đó:

là độ phục hồi thử nghiệm lại, tính bằng phần trăm (%);

t

là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimét (mm);

t1

là chiều dày của mẫu đo được sau khi dỡ tải lần ba được 1 h, tính bằng milimét (mm).

8.2  Khả năng chịu nén

Khả năng chịu nén của vật liệu (P), tính bằng kilôpasscal (kPa), là áp lực nén được tính toán theo công thức (3) sau:

(3)

Trong đó:

P là khả năng chịu nén của vật liệu, tính bằng kilôpasscal (kPa);

N là tải trọng lớn nhất được xác định tại 7.3, tính bằng Niutơn (N)

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

4. Quy định chung

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

7. Cách tiến hành

8. Tính toán và biểu thị kết quả

9. Báo cáo thử nghiệm

-------------------------------------------------------------------------------------

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Lời nói đầu

TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11414:2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:

- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.

- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.

- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.

- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.

- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.

- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.

 

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN

Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 1: Determining of Recovery and Compression

1. Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.

1.2  Phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:

- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;

- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;

- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].

AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).

AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1.1  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (Preformed Expansion Joint Filler)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là những vật liệu dạng thể rắn, định hình sẵn, có các đặc tính cơ lý phù hợp sử dụng làm vật liệu chèn khe giãn mặt đường bê tông xi măng.

3.1.2  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp là vật liệu được sản xuất từ các hạt gỗ xốp sạch, có sàng lọc và được liên kết với nhau bằng chất dính kết không hòa tan.

3.1.3  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn (Preformed Expansion Joint Filler - Self Expanding Cork Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn là vật liệu được chế tạo trong điều kiện nén ở nhiệt độ và áp suất nhất định, vật liệu có khả năng co giãn cao sau khi lắp đặt, thích hợp với hiện tượng co ngót của bê tông xi măng. Sản phẩm loại này có thể được cắt theo kích thước mong muốn tại hiện trường.

3.1.4  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Sponge Rubber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp là vật liệu được chế tạo từ cao su tổng hợp và cao su tự nhiên, không sử dụng cao su phế phẩm hoặc tái chế. Vật liệu này có màu xám tro gần giống với màu của bê tông xi măng.

3.1.5  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane (Polyurethane - bonded recycled rubber).

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane là vật liệu được chế tạo từ cao su lốp xe ô tô tận dụng kết hợp với chất kết dính Polyurethane tạo thành liên kết có độ bền cao.

3.1.6  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum (Preformed Expansion Joint Filler - Bituminous Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum là vật liệu thành phần có chứa mastic bitum (nhựa đường hoặc hắc ín). Mastic bao gồm bột khoáng, các sợi gia cường và có thể là các miếng vật liệu gia cường mỏng. Vật liệu này không ngấm nước, độ bền cao, linh động và có khả năng tự chèn.

3.1.7  Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi (Preformed Expansion Joint Filler - Fiber Type)

Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi là vật liệu được tạo thành từ các sợi dệt đan kết chặt chẽ với nhau và kết hợp thêm nhựa đường để tăng tuổi thọ vật liệu. Đây là loại vật liệu linh động, đàn hồi, không bị đẩy trồi.

3.2  Từ viết tắt

AASHTO American association of State Highway and Transportation (Hiệp hội đường bộ Mỹ).

ASTM American Society for Testing and Materials (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ)

BTXM Bê tông xi măng

4. Quy định chung

4.1  Phương pháp xác định khả năng chịu nén theo hướng vuông góc với các bề mặt tấm, độ phục hồi của vật liệu sau khi dỡ tải là những thử nghiệm được dùng để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.

4.2  Độ phục hồi vật liệu được xác định sau khi nén mẫu đạt tới chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm, sau đó dỡ tải ngay và để mẫu tự hồi phục.

4.3  Khả năng chịu nén của vật liệu được xác định bằng giá trị tải trọng cần thiết để nén mẫu đạt đến chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.

5.2  Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,02 mm.

5.3  Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.

5.4  Tấm kim loại - được chế tạo từ tấm thép dày 13 mm với các mặt phẳng song song, có kích thước 114 mm x 114 mm, sai số ± 2,5 mm.

5.5  Thiết bị tạo lực nén

Có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.

Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1  Lấy mẫu

Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

6.2  Chuẩn bị mẫu

6.2.1  Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.3 để cắt theo kích thước quy định.

6.2.2  Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.

6.2.3  Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm tra này.

6.2.4  Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu  - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P6

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P8

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P7

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu - P5

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • ›
  • Nghiệm Thu Xây Dựng 360 (Số: 2915/2024/QTG, MST: 8545170484)
  • Địa chỉ: Phòng 219, CT5B Khu đô thị Xa La, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)
  • Email: nghiemthuxaydung.qlcl@gmail.com
  • Website: nghiemthuxaydung.com

Chi nhánh

  • Thành phố Hà Nội

    Nguyễn Thúy ĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Đà Nẵng

    Dương Thắng ĐT: 096 636 0702
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Mr Bình ĐT: 091 222 4669
Hotline: 0787646568(Phảnánhchấtlượnghỗtrợcủanhânviên0903367479MrThắng)
Facebook Youtube Zalo: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)