• Đăng nhập
Menu
  • Trang chủ
  • Đặt hàng
  • Khuyến mãi
  • Sản phẩm
  • Hỗ trợ
  • Hướng dẫn
    • Nghiệm thu xây dựng
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Dự toán
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Quản lý dự án
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
  • Đào tạo
    • Online
    • Offline
  • Tin hoạt động
  • Liên hệ

Danh mục

  • Tái bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng thử full bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Biểu mẫu - Nhật ký
  • Hướng dẫn lập hồ sơ
  • Tiêu chuẩn
  • Định mức
  • Tải về tiện ích
  • Hướng dẫn Quản Lý Dự Án

Bộ phận bán hàng

  • Ms Thúy

    SĐT: 0787 64 65 68

    Zalo: 0971 954 610

  • Mr Hòa

    SĐT: 0975 866 987

    Zalo: 0975 866 987

  • Mr Quyết

    SĐT: 098 884 9199

    Zalo: 098 884 9199

Danh sách đại lý

  • Hà Nội

    Nguyễn Thúy
    SĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Dương Thắng
    SĐT: 090 336 7479

Support online

  • Bộ phận
    kinh doanh
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Chăm sóc
    khách hàng
  • Góp ý
    dịch vụ
Chăm sóc khách hàng: 0787 64 65 68

Bộ phận kinh doanh

  • Ms Thúy

    0787 64 65 68

  • Mr Hòa

    0975 866 987

  • Mr Quyết

    098 884 9199

Các tính chất chủ yếu của bê tông tự lèn dùng cát nghiền cấp phối mác cao

Tóm tắt: Tính lưu động, chống phân tầng và tách lớp là yêu cầu của bê tông tự lèn vì nó không những có tính lưu động cao mà còn có tính dính kết tốt. Việc dùng cát nghiền thay thế cát tự nhiên cho bê tông nói chung và bê tông tự lèn nói riêng là cần thiết vì cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Bài báo này trình bày các nội dung sau: Phương pháp thí nghiệm và nguyên liệu chế tạo bê tông tự lèn; thiết kế và chế phẩm của bê tông tự lèn dùng cát nghiền. Kết quả nghiên cứu, thiết kế được ba cấp phổi bê tông tự lèn dùng cát nghiền với mác M400, M500 và M600 đảm bảo cường độ và tính công tác.

1. Giới thiệu

Bê tông tự lèn (Self-Compacting concrete-SCC) là loại bê tông mà hỗn hợp mới trộn xong của nó (hỗn hợp bê tông tươi) có khả năng tự điền đầy các khuôn đổ hoặc cốp pha kể cả những kết cấu dầy đặc cốt thép mà vẫn đảm bảo tính đồng nhất bằng chính trọng lượng bản thân và độ chẩy xoè, không cần bất kỳ một tác động cơ học nào từ bên ngoài[1]. Do SCC không cần đầm mà có thể tự lèn tạo hình, khiến cho kỹ thuật thi công bê tông truyền thống có bước nhảy vọt về chất, không chỉ thích hợp với yêu cầu ngày càng phức tạp, quy mô ngày càng lớn của công trình bê tông hiện đại, mà còn cung cấp bảo đảm kỹ thuật cho thiết kế kết cấu bê tông. Xét về nguyên liệu, do sử dụng phụ gia tính năng cao và phụ gia khoáng vật lượng trộn lớn, khiến cho việc sản xuất bê tông với tỷ lệ tỷ lệ N/CKD và lượng dùng xi măng thấp trở thành hiên thực, từ đó nâng cao tính năng cơ học và tính bền của bê tông sau khi khô cứng; Xét về thi công, ứng dụng của SCC không chỉ có thể hóa giải nguy cơ ngày càng thiếu hụt đội ngũ công nhân lành nghề, đồng thời cũng chấm dứt tiếng ồn do đầm, giảm bớt cường độ làm việc của công nhân, tránh được hiểm họa thi công do đầm không kĩ mang đến, giải quyết được vấn đề tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng công trình, nâng cao trình độ quản lý thi công hiện đại hóa và văn minh. Do vậy, ứng dụng của SCC có lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế rộng rãi, nó có thể phát huy tác dụng trong một số trường hợp đặc biệt và công trình đặc biệt mà bê tông phổ thông không thể thay thế được như sau[2]:

(1) Thi công bê tông trong điều kiên mật độ cốt thép dày đặc: giao diện đan xen phức tạp, khó sử dụng máy đầm, chất lượng thi công khó bảo đảm.

(2) Gia cố và sữa chữa kết cấu: bê tông do vách mỏng hình thể phức tạp, đồng thời có cốt thép, khi thi công khó có thể sử dụng máy đầm mà dễ xuất hiện, hiện tượng rỗ bề mặt.

(3) Bê tông cốt thép: bất kể sử dụng phương pháp bơm lên đỉnh hay là phương pháp trộn dải, thi việc trộn đảo bê tông đều rất khó khăn, khó có thể bảo đảm chất lượng, bê tông không trộn đảo tự đầm tính năng cao có thể giải quyết trường hợp này một cách có hiệu quả.

(4) Bê tông dưới nước và có thể tích rộng: rất dễ xảy ra hiện tượng trộn hở và trộn quá, dẫn đến sự cố về chất lượng.

(5) Thi công công trình bê tông ở khu dân cư đông đúc, có thể giảm bớt ô nhiễm và tiếng ồn, nâng cao tiến độ thi công.

Cát nghiền trở thành một loại cát dùng trong xây dựng hiện đại, đã được chính thức đưa vào tiêu chuẩn Nhà nước. Nguồn cát tự nhiên là có hữu hạn, mang tính khu vực, khai thác số lượng lớn trong thời gian dài sẽ phá hoại môi trường sinh thái. Do vậy, bất luận là nhu cầu của phát triển thị trường hay là nhu cầu của bảo vệ môi trường, đều cần phải tính toán đến việc sử dụng nguồn cát nghiền. Từ những năm 60 thế kỷ 20, trong quá trình xây dựng của một số công trình tại Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu sử dụng cát nghiền[3], song đa số đơn vị xây dựng vẫn còn xa lạ đối với cát nghiền, đặc biệt là cát nghiền trong quá trình sản xuất sẽ không tránh khỏi sản xuất quá nhiều bột đá, điều này có sự khác biệt rõ ràng với cát tự nhiên. Lượng bột đá vôi này không có lợi cho bê tông thường nhưng nó lại có lợi cho bê tông tự lèn vì nó có thể nâng cao tính năng lực học của bê tông, cải thiện tính công tác của bê tông. Việc chế tạo bê tông tự lèn dùng cát nghiền chưa được nghiên cứu, nên việc nghiên tính chất và chế phẩm của bê tông tự lèn dùng cát nghiền là điều cần thiết, mang lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế cao.

Dưới đây trình bày một số kết quả nghiên cứu SCC được thực hiện tại Trung Quốc.

2. Phương pháp thí nghiệm thành phần và đặc tính công tác của bê tông tự lèn.

Tính lưu động, chống phân tầng và tách lớp là yêu cầu của bê tông tự lèn vì nó không những có tính lưu động cao mà còn có tính dính kết tốt[2]. Vì tính công tác của bê tông tự lèn đồng thời yêu cầu thỏa mãn ba tính chất: tính lưu động, tính chống phân tầng và tính tự điền đầy, nên thể tích chất kết dính phải đảm bảo đủ để bao bọc xung quang tất cả các hạt cát và đá. Dó đó lượng chất kết dính dùng cho SCC nhiều hơn bê tông thường.

2.1. Phương pháp xác định độ lưu động (độ chẩy xoè ) của SCC bằng rút côn

- Phương pháp rút côn (Slump Flow Test) để thí nghiệm xác định độ linh động (độ chẩy xoè) của hỗn hợp SCC như sau:

+ Đặt ngược côn thử độ sụt bê tông truyền thống tại trung tâm tấm thép phẳng có kích thước 1000 x 1000 mm (bề mặt tấm thép và côn đã được lau sạch bằng giẻ ẩm). Đổ hỗn hợp bê tông tự lèn vào đầy côn chờ cho hỗn hợp tự san bằng mặt của côn. Nhẹ nhàng kéo côn lên từ từ theo phương thẳng đứng sao cho hỗn hợp bê tông chẩy đều không bị đứt đoạn xuống tấm thép.

+ Xác định thời gian từ lúc bắt đầu rút côn đến khi đường kính của hỗn hợp SCC trên tấm thép đạt được 500 mm.

+ Đo đường kính max của hỗn hợp SCC.

+ Kiểm tra xem hỗn hợp SCC có sự phân tầng tách nước hay không, nhất là tại chỗ rìa mép hỗn hợp.

- Đánh giá độ lưu động của hỗn hợp SCC.

Hỗn hợp SCC đạt yêu cầu khi: Đường kính Max của hỗn hợp SCC nằm trong khoảng 600 đến 800 mm, thời gian đạt được đường kính D = 500mm sau 3 đến 6 giây kể từ lúc bắt đầu rút côn; độ đồng nhất của hỗn hợp tốt không phân tầng, tách nước tại mép rìa ngoài của hỗn hợp.

2.2. Phương pháp xác định khả năng tự lèn của hỗn hợp SCC bằng khuôn hình U

- Phương pháp này sử dụng khuôn hình chữ U (U - Channel box) dựa trên thiết kế của người Nhật. Khuôn gồm 2 hộp chữ nhật nối vào nhau thành hình U, được phân cách bởi cửa chắn có thể rút ra được để cho hỗn hợp SCC chẩy từ hộp nọ sang hộp kia qua cửa có các thanh cốt thép đặt ngay trước cửa, có hai loại kết cấu thanh cốt thép chuẩn: loại một gồm 5 thanh cốt thép f10 khoảng cách các thanh là 35cm, loại hai gồm 3 thanh cốt thép f13 khoảng cách các thanh là 35cm.

Quá trình thí nghiệm được tiến hành như sau:

+ Trộn hỗn hợp SCC với khối lượng khoảng chừng 20 lít.

+ Lấy giẻ ẩm lau sạch mặt bên trong của khuôn hộp hình U.

+ Để khuôn thử (U - Channel box) trên nền phẳng.

+ Kiểm tra để đảm bảo cửa chắn dễ dàng mở

+ Đổ đầy hỗn hợp SCC vào một bên hộp của khuôn, để khoảng 1 phút cho hỗn hợp tự dàn phẳng.

+ Nhấc cửa chắn để hỗn hợp SCC chẩy tự do qua khe các thanh cốt thép (có nhiều loại cốt thép kích thước các thanh theo yêu cầu thiết kế của hỗn hợp SCC) vào phần khuôn hộp bên cạnh.

+ Khi hỗn hợp bê tông ngừng chẩy, đo chiều cao của hỗn hợp bê tông chẩy sang.

- Đánh giá khả năng tự lèn của hỗn hợp SCC.

Hỗn hợp SCC đạt yêu cầu về khả năng tự lèn khi: Chiều cao điền đầy lớn hơn 320mm.

3. Nguyên liệu chế tạo bê tông tự lèn.

3.1. Xi măng

Trong nghiên cứu này, dùng xi măng Portland P.II52.5, có cường độ nén R7 = 49,7MPa và R28= 60,1MPa.

3.2. Bột đá vôi

Bột đá vôi có trọng lượng riêng 2720㎏/m3, độ ẩm 0,25%.

3.3. Cốt liệu nhỏ

Cốt liệu nhỏ là cát nghiền, có môdun độ lớn Mđl = 2,58.

3.4. Cốt liệu lớn

Cốt liệu lớn là đá dăm Dmax = 20mm khai thác tại mỏ Huyền Vũ, đá 5 x 10 mm và 10 x 20mm với tỷ lệ 4:6.

3.5. Phụ gia siêu dẻo

Sử dụng phụ gia siêu dẻo và phụ gia bọt khí do công ty trách nhiệm hữu hạn vật liệu mới Bote-Giang Tô-Trung Quốc sản xuất.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Dựa vào quy trình kỹ thuật ứng dụng bê tông tự lèn của Trung Quốc CECS203: 2006 tiến hành thiết kế cấp phối SCC[5]. Trong quá trình thí nghiệm, tổng hàm lượng bột (gồm xi măng Portland phụ gia khoáng và bột đá vôi) thay đổi trong phạm vi 513 ¸ 660 kg/m3. Tỷ lệ N/CKD thay đổi trong phạm vi 0,25 ¸ 0,35.

4.1. Thành phần cấp phối.

Thành phần cấp phối bê tông tự lèn được nêu trong bảng 1.

Bảng 1. Thành phần cấp phối bê tông tự lèn kg/m3

Vật liệu

N/CKD

Bột đá

(%)

Thành phần cấp phối (kg/m3)

Xi măng

Tro bay

Nước

Cát

Đá

Phụ gia siêu dẻo

CP1

0,35

18

221

292

180

632

930

7,18

CP2

0,30

12

270

243

154

711

930

7,57

CP3

0,25

12

375

138

128

799

935

9,23

4.2. Tính công tác và cường độ.

Tính công tác và cường độ của SCC được nêu trong bảng 2

Bảng 2. Tính công tác và cường độ của SCC

Mẫu

Độ chảy xòe (mm)

Chiều cao chảy qua khuôn hình U (mm)

Cường độ nén (KG/cm2)

R7

R28

CP1

660

300

36,34

47,52

CP2

730

330

60,55

68,36

CP3

705

310

59,68

75,84

Nhìn vào bảng 2 có thể thấy ba cấp phối đều đảm bảo tính công tác về độ chảy xòe và chiều cao chảy qua khuôn hình U. Cường độ nén ở ngày tuổi 28 của CP1 đạt được mác 400, CP2 đạt mác 500 và của CP3 đạt mác 600. Cường độ nén của SCC tăng khi hàm lượng xi măng tăng, điều này đúng với quy luật của bê tông phổ thông.

4.3. Ảnh hưởng của bột đá đến cường độ nén và tính co ngót của SCC.

Trong phạm vi nghiên cứu tác giả chọn tỷ lệ phần trăm bột đá pha trộn là 0%, 12%, 18% và 24%, sau đó làm thí nghiệm kiểm tra tính công tác, cường độ nén và tính co ngót của SCC. Qua kết quả thí nghiệm phân tính đánh giá ảnh hưởng của bột đá đến cường độ nén và tính co ngót của SCC. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của bột đá vôi đến cường độ nén và tính công tác của SCC được nêu trong bảng 3.

Nhìn vào kết quả bảng 3 có thể thấy tỷ lệ bột đá pha trộn 18% cho tính công tác và cường độ nén của SCC tốt nhất. Tỷ lệ bột đá pha trộn 12% cường độ nén ở ngày tuổi 28 tăng 7%, tỷ lệ bột đá pha trộn 18% cường độ nén ở ngày tuổi 28 tăng 14% nhưng tỷ lệ bột đá pha trộn tăng lên 24% cường độ nén ở ngày tuổi 28 lại chỉ tăng 4%, điều này chứng tỏ nếu tỷ lệ bột đá tăng quá giới hạn thì cường độ của SCC sẽ giảm điều này đúng với quy luật của bê tông phổ thông.

 

Bảng 3. Kết quả thí nghiệm cường độ nén và tính công tác của SCC

Mẫu

Mác

Bột đá

(%)

Tính công tác (mm)

Cường độ nén (KG/cm2)

Độ chảy xòe

Chiều cao chảy qua khuôn hình U

 

R7

 

R28

AM400x0

 

M400

 

0

560

270

352,8

455,4

AM400x12

12

575

290

363,6

488,6

AM400x18

18

620

320

378,5

517,6

AM400x24

24

605

300

363,4

475,2

Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của bột đá vôi đến tính co ngót của SCC được nêu trong hình 3.

  1. vào hình 3 có thể thấy kết quả tự co của bê tông ứng với tỷ lệ bột đá pha trộn. Với thời gian từ 0 đến 14 ngày tuổi bê tông có tỷ lệ bột đá pha trộn 24% cho kết quả tự co nhỏ nhất sau đến bê tông có tỷ lệ bột đá pha trộn 12% và bê tông có tỷ lệ bột đá pha trộn 18% có độ tự co gần với bê tông không trộn bột đá. Sau 28 ngày tuổi tự co của bê tông không pha bột đá giảm xuống nhỏ nhất, tự co của bê tông trộn 24% bột đá tăng lên lơn nhất, sau đến bê tông trộn 18% bột đá và cuối cùng là bê tông trộn 12% bột đá, điều này chứng tỏ từ biến của bột đá dư trong bê tông xuất hiện, tuy nhiên với tỷ lệ bột đá pha trộn là 18% độ tự co vẫn đảm bảo phạm vi cho phép.

 

5. Kết luận.

- Giới thiệu phương pháp thí nghiệm tính công tác của bê tông tự lèn. Thiết kế được ba cấp phối bê tông tự lèn dùng hoàn toàn cát nghiền thay cát tự nhiên với mác thiết kế là 400, 500 và 600.

- Xét ảnh hưởng của bột đá đến tính công tác và cường độ của SCC tìm ra được tỷ lệ bột đá pha trộn tố nhất là 18%.

- Xét ảnh hưởng của bột đá đến tính co ngót của SCC.

Nguồn: http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2248

 

Bài viết liên quan

Thí Nghiệm Bê tông theo tiêu chuẩn áp dụng TCVN 4453:1995

Thí Nghiệm Bê tông theo tiêu chuẩn áp dụng TCVN 4453:1995

Cũng giống như việc nghiệm thu xây dựng thì việc thí nghiệm bê tông sẽ phải lấy tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu 10x10x10cm hoặc 15x15x15cm.

Nghiệm thu công việc xây dựng là gì?

Nghiệm thu công việc xây dựng là gì?

Vậy nghiệm thu là hành động kiểm tra xác định thông tin, công trình chất lượng có đảm bảo hay không?

Hướng dẫn lập dự toán theo TT09 tất cả các tỉnh của Nghị định 68/2019/BXD và các thông tư liên quan

Hướng dẫn lập dự toán theo TT09 tất cả các tỉnh của Nghị định 68/2019/BXD và các thông tư liên quan

Hướng dẫn dự toán tất cả các phương pháp của Nghị định 68/2019/BXD

 

Tổng hợp tất cả các mẫu báo cáo theo TT09/2019 trong NĐ68/2019/BXD

Tổng hợp tất cả các mẫu báo cáo theo TT09/2019 trong NĐ68/2019/BXD

TỔNG HỢP TẤT CẢ CÁC MẪU BÁO CÁO CỦA TT09/2019 CHO NGHỊ ĐỊNH 68/2019/BXD

Cách xác định các chi phí trong dự toán khảo sát xây dựng theo TT09/2019 và định mức TT10/2019

Cách xác định các chi phí trong dự toán khảo sát xây dựng theo TT09/2019 và định mức TT10/2019

Các nội dung mới trong cách xác định chi phí khảo sát xây dựng 2020 của BXD

Danh sách các tỉnh đã ban hành nhân công, máy thi công, thiết bị thi công xây dựng theo TT15/2019

Danh sách các tỉnh đã ban hành nhân công, máy thi công, thiết bị thi công xây dựng theo TT15/2019

Như vậy tính đến ngày hôm nay 15/02/2020 đã có khá nhiều tỉnh đã ban hành được đơn giá nhân công theo TT15/2019/BXD

Hướng dẫn cước vận chuyển theo thông tư 10/2019 khi nào dùng mã AB khi nào dùng mã AM

Hướng dẫn cước vận chuyển theo thông tư 10/2019 khi nào dùng mã AB khi nào dùng mã AM

Cước vận chuyển thông tư 10/2019 thay thế hoàn toàn cước trong trong ĐM1776 và cước 588

Hướng dẫn lập dự toán công trình theo nghị định 68/2019/BXD cách mới nhất 2020

Hướng dẫn lập dự toán công trình theo nghị định 68/2019/BXD cách mới nhất 2020

  1. Hướng dẫn sử dụng bộ định mức mới theo TT10/2019/BXD thay thế các bộ ĐM cũ
  2. Hướng dẫn kiểm tra chênh lệch số liệu trong dự toán cũ đã làm so với mới
  3. Hướng dẫn chạy lại định mức trong TT10 của NĐ 68/2019
  4. Giới thiệu về cước vận chuyển theo bộ định mức mới (giống 1776 và 588 cũ)
  5. Hướng dẫn tính giá ca máy theo TT11/2019/BXD
  6. Hướng dẫn tính nhân công theo TT15/2019/BXD theo quy định và tự khảo sát
  7. Hướng dẫn sử dụng bảng TH dự toán hạng mục TT09/2019 (Giá trị xây dựng)

Hướng dẫn chi phí thẩm tra và chi phí kiểm toán theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011

Hướng dẫn chi phí thẩm tra và chi phí kiểm toán theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011

(a) Chi phí thẩm tra tối đa = Ki- TTPD % x Tổng mức đầu tư

(b) Chi phí kiểm toán tối đa = Ki-KT % x Tổng mức đầu tư + Thuế GTGT

Tổng hợp các nghị định, thông tư bổ xung và thay thế năm 2019 ảnh hưởng ngành xây dựng

Tổng hợp các nghị định, thông tư bổ xung và thay thế năm 2019 ảnh hưởng ngành xây dựng

Nếu bạn không phải là người thường xuyên lập dự toán, đấu thầu, thanh quyết toán thì phải xem các nội dung đổi mới này

10/2019/TT-BXD, 11/2019/TT-BXD, 12/2019/TT-BXD, 13/2019/TT-BXD, 14/2019/TT-BXD, 15/2019/TT-BXD, 16/2019/TT-BXD, 17/2019/TT-BXD, 18/2019/TT-BXD, 19/2019/TT-BXD

Cách xác định đơn giá xây dựng công trình theo NĐ68/2019 BXD

Cách xác định đơn giá xây dựng công trình theo NĐ68/2019 BXD

Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình:

- Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá; Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế giá trị tăng) tại nơi sản xuất hoặc đến chân công trình, Giá nhân công xây dựng của công trình, Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công).

Phụ lục biểu mẫu nghiệm thu hoàn công đưa vào sử dụng theo TT04/2019 thay thế TT26/2016/TT-BXD

Phụ lục biểu mẫu nghiệm thu hoàn công đưa vào sử dụng theo TT04/2019 thay thế TT26/2016/TT-BXD

- Mẫu số 01: Báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng.

- Mẫu số 02: Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng.

- Mẫu số 03: Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

- Mẫu số 04: Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình.

- Mẫu số 05: Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.

7 chi phí trong tổng mức đầu tư theo NĐ68/2019 có hiệu lực từ 01/10/2019

7 chi phí trong tổng mức đầu tư theo NĐ68/2019 có hiệu lực từ 01/10/2019

Một số nội dung cần chú ý khi thực hiện tổng mức với các loại công trình khác nhau như sửa chữa, làm mới ...

Như vậy Tổng mức đầu tư theo Nghị định 68/2019 có hiệu lực từ 01/10/2019 vẫn xác định trên 7 nội dung như trước

Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần Thiết kế xây dựng, chuẩn bị và quyết toán công trình

Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần Thiết kế xây dựng, chuẩn bị và quyết toán công trình

Các bước thiết kế xây dựng công trình, Cấp Giấy phép xây dựng

Công tác chuẩn bị và thực hiện thi công xây dựng

Công văn của BXD số 2418/BXD-KTXD ngày 27 tháng 9 năm 2018 về Chi phí Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình

Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng, Hồ sơ quá trình hình thành, thực hiện và hoàn thành dự án

 

Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần đất đai và thủ tục chuyển nhượng

Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần đất đai và thủ tục chuyển nhượng

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai số 45/2013/QH13 - Điều 68. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác:

Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • ›
  • Nghiệm Thu Xây Dựng 360 (Số: 2915/2024/QTG, MST: 8545170484)
  • Địa chỉ: Phòng 219, CT5B Khu đô thị Xa La, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)
  • Email: nghiemthuxaydung.qlcl@gmail.com
  • Website: nghiemthuxaydung.com

Chi nhánh

  • Thành phố Hà Nội

    Nguyễn Thúy ĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Đà Nẵng

    Dương Thắng ĐT: 096 636 0702
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Mr Bình ĐT: 091 222 4669
Hotline: 0787646568(Phảnánhchấtlượnghỗtrợcủanhânviên0903367479MrThắng)
Facebook Youtube Zalo: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)