Tìm hiểu BIM: Khái niệm BIM là gì? các loại BIM, xu hướng và quy định mới nhất bắt buộc tại Việt Nam
BIM 3D đến 7D – nền tảng số hóa xây dựng, chuẩn hóa theo ISO 19650, áp dụng từ 2025
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Bê tông tự lèn là một loại bê tông có khả năng làm đầy toàn bộ cốp pha hoặc những vị trí chật hẹp mà không cần bất kì tác động cơ học nào mà vẫn đảm bảo tính đồng nhất.
Cũng giống như những loại bê tông khác, bê tông tự lèn cũng sử dụng máy trộn bê tông tự hành, tự do, cưỡng bức… hay trạm trộn như bình thường nhưng có yêu cầu đặc biệt về thành phần cốt liệu và cấp phối.
2. Nguyên vật liệu để làm bê tông tự lèn
Nguyên vật liệu để sản xuất bê tông tự lèn gồm xi măng, phụ gia mịn, phụ gia siêu dẻo, cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn. Chất lượng của bê tông tự lèn phụ thuộc vào chất lượng của các nguyên vật liệu thành phần và kỹ thuật cấp phối chính xác.
Xi măng chính là thành phần quyết định độ bám dính, gắn kết giữa các thành phần cốt liệu của bê tông. Chất lượng của bê tông đông cứng không chỉ phụ thuộc vào quá trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ mà còn phụ thuộc vào độ gắn kết làm tăng độ đặc chắc của bê tông. Khi lựa chọn xi măng để sản xuất bê tông tự lèn ta cần chọn xi măng pooc-lăng hoặc các loại xi măng giàu belite, ximent toả nhiệt thấp có thành phần C3A và C4AF nhỏ. Ðặc biệt việc dùng xi măng có thành phần khoáng C3A và C4AF nhỏ trong sản xuất bê tông tự lèn sẽ cho hiệu quả ảnh hưởng phân tán của phụ gia cao. Những thông số về xi măng này bạn hãy tham khảo kỹ trước khi mua.
Bên cạnh đó, chất lượng của xi măng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của bê tông thành phẩm nên cần phải lựa chọn một thương hiệu xi măng uy tín, đảm bảo như Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hà Tiên ….
Tỷ lệ cốt liệu thô thường chiếm 0,37-0,47% thể tích và đóng một vai trò quan trọng đối với chất lượng của bê tông tự lèn. Ở đây chúng ta chú ý nhiều đến cốt liệu nhỏ là cát cần đạt chất lượng tốt. Việc sử dụng cát sông, cát thạc anh sạch, không lẫn tạp chất sẽ làm tăng chất lượng của bê tông tự lèn sau khi đổ. Còn đối với cốt liệu thô là sỏi, đá thì cũng cần quan tâm đến độ sạch, tỉ lệ đá thối, đá vụn không nhiều. Đặc biệt các loại sỏi nhỏ sẽ cho chất lượng tốt hơn sỏi lớn nhằm làm giảm độ rỗng, tăng độ đặc chắc của bê tông sau khi đông cứng.
Tuy nhiên khi sản uất bê tông tự lèn cần chú ý tỉ lệ thành phần cốt liệu nhỏ và cốt liệu thô cần ít hơn so với bê tông thông thường nhằm đảm bảo tính tự lèn, tự chảy và độ dẻo.
Đây là 2 thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ chảy, tính tự lèn của loại bê tông này, trong đó thì phụ gia mịn giúp làm tăng độ dẻo của vữa bê tông tươi còn phụ gia siêu dẻo thì giúp làm giảm nước ở mức độ cao giúp loại bỏ bọt khí để tránh bị rỗng bê tông sau khi đông cứng.
Phụ gia mịn sử dụng trong sản xuất bê tông tự lèn có nhiều chủng loại như Muội silic (silica fume) , tro nhiệt điện, xỉ lò cao, bột đá vôi, tro bay …
Trong chế tạo bê tông tự lèn, người ta thường sử dụng hai loại phụ gia siêu dẻo: Phụ gia siêu dẻo giảm nước mức độ cao (30-40% nước trộn) và phụ gia siêu dẻo giảm nước mức độ cao cuốn khí. Yêu cầu đối với phụ gia siêu dẻo dùng cho bê tông tự lèn ngoài việc tăng độ chảy của hỗn hợp bê tông còn phải có khả năng duy trì tính công tác theo thời gian.
Một số loại phụ gia siêu dẻo được thể hiện chi tiết dưới đây.
Thành phần cấp phối bê tông tự lèn được nêu trong bảng dưới đây
Bảng : Thành phần cấp phối bê tông tự lèn kg/m3
Cũng như bê tông thường, các yêu cầu tối thiểu cần có với bê tông tự lèn là:
– Đảm bảo thời gian duy trì độ linh động theo thời gian đủ để thi công (vận chuyển, bơm hỗn hợp vào khối đổ … );
– Mác bê tông ở tuổi thiết kế (theo cường độ nén yêu cầu);
– Mác chống thấm và các yêu cầu về độ bền …;
– Các tính năng khác: cường độ uốn, chống co…
Ngoài ra , yêu cầu kỹ thuật đối với hỗn hợp vữa bê tông tự lèn phụ thuộc vào điều kiện thi công và được đưa ra như sau:
– Độ linh động của hỗn hợp vữa bê tông tự lèn thể hiện thông qua đường kính chảy của hỗn hợp (thử bằng phương pháp rút côn): Thời gian đạt được đường kính D50cm sau 3÷6 giây và Dmax = 65÷75 cm;
– Khả năng tự lèn của hỗn hợp BTTL khi chảy qua khe thanh cốt thép (thử bằng Lbox): H 2 ≥ 0,8 ; H1
* Tính năng tự lèn:
Có khả năng chảy qua các thanh cốt thép có kích thước tương tự như thực tế hoặc theo 3 mức tự lèn như sau:
– Mức 1: khả năng tự lèn của hỗn hợp bê tông tại các vùng có mật độ cốt thép cao (khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh cốt thép là 35÷60 mm);
– Mức 2: khả năng tự lèn của hỗn hợp bê tông tại các vùng có mật độ cốt thép trung bình (khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh cốt thép là 60(200 mm);
– Mức 3: khả năng tự lèn của hỗn hợp bê tông tại các vùng có mật độ cốt thép thấp (khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh cốt thép là >200 mm);
Trong thí nghiệm đã sử dụng phụ gia tro bay Formusa, tính chất của tro bay được kiểm nghiệm theo TCVN 6016:1995; TCVN 6017:1995; TCVN 4030:1985; 14TCN 105-1999.
Bài viết liên quan
Tìm hiểu BIM: Khái niệm BIM là gì? các loại BIM, xu hướng và quy định mới nhất bắt buộc tại Việt Nam
BIM 3D đến 7D – nền tảng số hóa xây dựng, chuẩn hóa theo ISO 19650, áp dụng từ 2025
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design - thiết kế FEED); thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;
b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.
a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;
b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;
c) Ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn liên quan đến gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; lập, thẩm tra thiết kế FEED; thẩm định giá; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; kiểm định, giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn đó.
a) Nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED;
b) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED;
c) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng;
d) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;
đ) Nhà thầu tư vấn thẩm định giá; nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;
e) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;
Phạm vi công việc thiết kế trong gói thầu EPC, EP, EC thuộc dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản này có thể là thiết kế FEED hoặc thiết kế cơ sở; không hình thành gói thầu EPC, EP, EC khi đã có thiết kế kỹ thuật hoặc công trình thiết kế hai bước theo quy định của pháp luật về xây dựng.
a) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;
c) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;
d) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.
5. Trừ trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều này, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm:
a) Lập, thẩm tra báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật;
đ) Khảo sát xây dựng;
e) Lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán;
g) Lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu;
h) Tư vấn giám sát.
Đối với từng nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản này, nhà thầu chỉ được thực hiện lập hoặc thẩm tra hoặc thẩm định.
6. Tỷ lệ cổ phần, vốn góp giữa các bên được xác định tại thời điểm đóng thầu và theo tỷ lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
7. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định theo công thức sau:
8. Công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được tham dự gói thầu của nhau nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu đó thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Nhà thầu tham dự thầu vẫn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.
9. Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp có cùng một cơ quan trực tiếp quản lý, góp vốn khi tham dự thầu các gói thầu của nhau không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu.
____________________________
Liên hệ mua phần mềm để được hỗ trợ tốt nhất:
Mr Thắng 090.336.7479 (Zalo/ĐT)
Bản quyền phần mềm Quản Lý Dự Án 360: https://nghiemthuxaydung.com/phan-mem-phap-ly-quan-ly-du-an-360-danh-cho-cdt-va-tu-van_sp3
#Quản_Lý_Dự_Án_Xây_Dựng_360
#Quản_Lý_Thi_Công_Xây_Dựng_360