• Đăng nhập
Menu
  • Trang chủ
  • Đặt hàng
  • Khuyến mãi
  • Sản phẩm
  • Hỗ trợ
  • Hướng dẫn
    • Nghiệm thu xây dựng
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Dự toán
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Quản lý dự án
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
  • Đào tạo
    • Online
    • Offline
  • Tin hoạt động
  • Liên hệ

Danh mục

  • Tái bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng thử full bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Biểu mẫu - Nhật ký
  • Hướng dẫn lập hồ sơ
  • Tiêu chuẩn
  • Định mức
  • Tải về tiện ích
  • Hướng dẫn Quản Lý Dự Án

Bộ phận bán hàng

  • Ms Thúy

    SĐT: 0787 64 65 68

    Zalo: 0971 954 610

  • Mr Hòa

    SĐT: 0975 866 987

    Zalo: 0975 866 987

  • Mr Quyết

    SĐT: 098 884 9199

    Zalo: 098 884 9199

Danh sách đại lý

  • Hà Nội

    Nguyễn Thúy
    SĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Dương Thắng
    SĐT: 090 336 7479

Support online

  • Bộ phận
    kinh doanh
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Chăm sóc
    khách hàng
  • Góp ý
    dịch vụ
Chăm sóc khách hàng: 0787 64 65 68

Bộ phận kinh doanh

  • Ms Thúy

    0787 64 65 68

  • Mr Hòa

    0975 866 987

  • Mr Quyết

    098 884 9199

TCVN ISO 4091 : 1985 NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. PHẦN I

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN ISO 4091 : 1985

NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Check and acceptance for building works

TCVN ISO 4091 : 1985 NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. Nguyên tắc chung

1.1. Quy phạm này quy định nội dung và trình tự tiến hành công tác nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp và nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những công trình mới hoặc công trình cải tạo đã hoàn thành.

Đối với những công tình chuyên ngành nếu có những yêu cầu đặc biệt về nghiệm thu thì các Bộ, các ngành có thể ban hành những quy định bổ sung sau khi có sự thoả thuận của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.

Đối với những công trình do tổ chức xây dựng trong nước liên đoạn với nước ngoài (hoặc công trình do nước ngoài nhận thầu xây dựng) xây dựng khi áp dụng quy phạm này nếu cần thiết phải có những quy định bổ xung cho phù hợp thì cơ sở lập văn bản đề nghị, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước quyết định.

1.2. Chỉ được phép đưa công trình đã xây dựng xong vào sử dụng sau khi đã tiến hành công tác nghiệm thu theo những quy định của quy phạm này.

1.3. Các tổ chức tiến hành công tác nghiệm thu là:

Hội đồng nghiệm thu cơ sở và các ban nghiệm thu cơ sở của Hội đồng;

Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (đối với những công trình đặc biệt quan trọng). Nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung công việc của Hội đồng nghiệm thu cơ sở, của Ban nghiệm thu cơ sở của Hội đồng và của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước quy định ở các chương 2, 3, 4 của quy phạm này.

Chú thích:

1) Đối với những công trình quan trọng do Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi chung là Bộ). Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban Nhân dân Tỉnh) là chủ quản đầu tư, công tác nghiệm thu nói chung vẫn do Hội đồng nghiệm thu cơ sở tiến hành, trường hợp cần thiết thì Bộ trưởng, hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Bộ hoặc tỉnh để nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

2) Thành phần của Hội đồng nghiệm thu Bộ do Vụ Xây dựng cơ bản để nghị. Bộ quyết định; của Hội đồng nghiệm thu tỉnh do Uỷ ban Xây dựng cơ bản tỉnh đề nghị, Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.

3) Hội đồng nghiệm thu Bộ gồm có

Đại diện Bộ trưởng làm chủ tịch

Đại diện các cơ quan sau đây làm Uỷ viên:

Cơ quan nhận thầu chính xây lắp;

Cơ quan nhận thầu thiết kế;

Cơ quan chủ đầu tư;

Bộ Tài chính;

Ngân hàng đầu tư và xây dựng;

Vụ Xây dựng cơ bản.

  1. Hội đồng nghiệm thu tỉnh gồm có:

Đại diện Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân làm Chủ tịch.

Đại diện các cơ quan sau đây làm Uỷ viên:

Uỷ ban Xây dựng cơ bản tỉnh;

Chủ đầu tư (hoặc Giám đốc Ban quản lí công trình);

Cơ quan nhận thầu chính xây lắp;

Cơ quan nhận thầu thiết kế;

Sở Tài chính;

Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh.

  1. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu

Bộ (hoặc Tỉnh), tuỳ từng trường hợp cụ thể có quyền đề nghị những cơ quan thích hợp trong số các cơ quan dưới đây tham gia

Hội đồng: Cơ quan Giám định xây dựng cấp dương;

Cơ quan phòng cháy chữa cháy

Bộ Nội vụ (hoặc Sở công an);

Cơ quan phòng bệnh Bộ Y tế (hoặc Sở Y tế);

Các Bộ, ngành có liên quan đến công trình;

Một số chuyên gia kĩ thuật.

  1. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Bộ (hoặc tỉnh) được thành lập Ban Thường trực (gồm đại diện chủ quản đầu tư làm trưởng ban, đại diện cơ quan nhận thầu chính xây lắp, Vụ Xây dựng cơ bản hoặc Uỷ ban Xây dựng cơ bản Tỉnh làm Uỷ viên để giúp Hội đồng làm việc.
  2. Nội dung công việc củ Hội đồng nghiệm thu

Bộ (hoặc Tỉnh) tương tự như của

Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.

1.4. Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật với khối lượng công tác xây lắp thiết kế quy định.

1.5. Đối với công trình có sai sót hoặc hư hỏng, nhưng những sai sót hoặc hư hỏng đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và những điều sử dụng bình thường của công trình thì Hội đồng nghiệm thu xem xét có thể chấp nhận nghiệm thu nhưng phải tiến hành những công việc sau đây:

Lập bảng thống kê các sai sót hoặc hư hỏng, quy định trách nhiệm và thời hạn sửa chữa cho các bên có liên quan (theo mẫu ghi ở phụ lục số 10);

Lập ban phúc tra để theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa các sai sót hoặc hư hỏng; Thành phần Ban phúc tra gồm có:

- Đại diện chủ đầu tư làm Trưởng ban;

- Đại diện tổ chức nhận thầu chính xây lắp là thành viên.

Sau khi các sai sót hoặc hư hỏng đã được sửa chữa xong. Ban phúc tra lập biên bản xác nhận và báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Một ngày sau khi nhận được báo cáo của Ban phúc tra. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu phải trình lên cấp ra quyết định lập Hội đồng những tài liệu sau:

- Biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng;

- Bản dự thảo quyết định về việc cho phép đưa công trình vào sử dụng.

1.6. Khi nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động. Hội đồng nghiệm thu phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của nhà máy.

1.7. Khi nghiệm thu đưa vào sử dụng những công trình nhập thiết bị toàn bộ thì có thêm những quy định sau đây:

Trong thí nghiệm và chạy thử thiết bị, chủ đầu tư đề nghị Bộ ngoại thương yêu cầy đại diện chủ bán hàng tham gia.

Hội đồng nghiệm thu chỉ tiến hành công việc sau khi Bộ Ngoại thương và chủ đầu tư đã kí kết với chủ bán hàng nước ngoài những hiệp định thư về việc thực hiện nhiệm vụ của họ theo hợp đồng.

Trong trường hợp chủ bán hàng nước ngoài chỉ nhận trong hợp đồng thời gian cung cấp và chất lượng thiết bị hoặc chỉ cung cấp từng loại thiết bị thì công việc nghiệm thu được tiến hành như đối với công trình trang bị những thiết bị trong nước.

1.8. Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong.

1.9. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị điều kiện và phương tiện cần thiết cho Hội đồng nghiệm thu làm việc. Kinh phí dùng cho công tác nghiệm thu lấy trong kinh phí kiến thiết cơ bản khác. Chủ đầu tư quyết toán kinh phí đó vào giá thành của công trình.

1.10. Cấp ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng cũng là cấp phê duyệt quyết định về việc cho phép sử dụng công trình.

2. Ban nghiệm thu cơ sở, nhiệm thu quyền hạn, nội dung công việc

2.1. Các ban nghiệm thu cơ sở do Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở thành lập sau khi thoả thuận với các thành viên trong hội đồng.

2.2. Thành phần của mỗi ban nghiệm thu cơ sở gồm có:

Cán bộ kĩ thuật, đại diện chủ đầu tư làm trưởng ban;

Các cán bộ kĩ thuật, đại diện các tổ chức sau đây là thành viên :

+ Tổ chức nhận thầu chính xây lắp;

+ Tổ chức thiết kế;

+ Tổ chức nhận thầu phụ (khi nghiệm thu những công việc do tổ chức này thực hiện).

Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề nghị, cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình quyết định.

2.3. Trách nhiệm của ban nghiệm thu cơ sở:

Tiến hành nghiệm thu một cách thường xuyên trong quá trình xây lắp những đối tượng sau đây:

Những công việc xây lắp hoàn thành; Những bộ phận công trình sẽ bị lấp kín;

Những kết cấu chịu lực quan trọng (tường chịu lực, vòm cuốn, dầm cầu, ống khói, cột độc lập v.v…);

Những máy móc hoặc thiết bị lẻ;

Những giai đoạn chuyển bước thi công đơn giản (khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở uỷ quyền).

Tiến hành kiểm tra những vấn đề dưới đây trước khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện việc thực hiện việc nghiệm thu để đưa sử dụng công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành.

Hồ sơ hoàn công của công trình hoặc của hạng mục công trình (hồ sơ này do tổ chức nhận thầu chính xây lắp lập và trình) gồm các tài liệu nêu trong điều 2.6 của quy phạm này.

Các điều kiện nhằm đảm bảo cho việc sử dụng công trình và các điêu kiện phục vụ cho cán bộ, công nhân vận hành (phòng vệ sinh, sinh hoạt, ăn uống, nhà ở, nhà làm việc và công trình công cộng khác…);

Lập báo cáo về toàn bộ tình trạng của công trình, tình hình chuẩn bị cho việc nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và trình lên Hội đồng nghiệm thu cơ sở.

2.4. Khi tiến hành nghiệm thu, Ban nghiệm thu cơ sở phải thực hiện những công việc sau đây:

Kiểm tra tại chỗ các phần việc đã hoàn thành;

Kiểm tra sơ đồ hoàn công của phần việc hoàn thành ấy (sơ đồ do các tổ chức nhận thầu lập);

Kiểm tra việc thử nghiệm thiết bị đã lắp đặt xong;

Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm, đo đạc và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp.

Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, bởi tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và các yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật khác.

Trên cơ sở đó quyết định:

Trường hợp thứ nhất:

Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và tuỳ theo từng đối tượng mà lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục số 1, 2, 3 của quy phạm này.

Chú thích: Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc tiếp theo. Nếu dừng lại lâu thì tuỳ theo tính chất công việc. Ban nghiệm thu cơ sở có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại.

Trường hợp thứ hai:

Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng chưa xong hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật khác, Ban nghiệm thu cơ sở lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:

Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa chữa;

Thời gian sửa chữa

Ngày nghiệm thu.

2.5. Trường hợp cần thiết, Ban nghiệm thu cơ sở có quyền:

Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công tác hoàn thành với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu do tổ chức nhận thầu chính lập và trình;

Yêu cầu các tổ chức nhận thầu xây lắp lấy mẫu ở công trình để thí nghiệm bổ sung hoặc thử nghiệm lại thiết bị.

Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản thí nghiệm các hệ thống cấp nước, cấp điện, cấp hơi, thống gió v.v… do tổ chức lắp đặt trình.

2.6. Khi công trình được chuẩn bị để nghiệm thu đưa vào sử dụng, Ban nghiệm thu cơ sở phải kiểm tra các hồ sơ sau đây (các hồ sơ này do tổ chức nhận thầu chính xây lắp lập và trình):

- Danh sách những tổ chức tham gia xây dựng công trình, những phần việc hay hạng mục công trình do các tổ chức thực hiện và họ tên cán bộ kĩ thuật có trách nhiệm trực tiếp tiến hành những phần việc hay hạng mục công trình ấy.

- Bản vẽ hoàn công của công trình. Đó là một bộ bản vẽ thi công có ghi ở dưới các số liệu thiết kế những số liệu tương ứng đã đạt được trong thực tế (kích thước, trục mốc, độ cao…) và những thay đổi về thiết kế do tổ chức thiết kế xác nhận và đóng dấu cho phép.

Các văn bản, hộ chiếu kĩ thuật và các tài liệu khác xác nhận chất lượng vật liệu, cấu kiện và các chi tiết đã sử dụng vào công trình:

- Bản tóm tắt quá trình xây lắp công trình (hay hạng mục);

- Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình khuất kín;

- Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình quan trọng;

- Biên bản nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công;

- Biên bản thí nghiệm, chạy thử các thiết bị lắp đặt, đường ống kĩ thuật, hệ thống cấp nước, cấp điện, cấp hơi, thông gió… bên trong và hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp hơi bên ngoài công trình;

- Biên bản thử các thiết bị điện thoại, điện báo, phát thanh vô tuyến truyền hình, hệ thống tín hiệu và tự động hóa;

- Biên bản thử các thiết bị phòng nổ, phòng cháy và thiết bị chống sét;

- Nhật kí thi công và nhật kí giám sát tác giả;

- Các tài liệu trắc địa, địa chất thủy văn, khí tượng;

- Địa chất công trình v.v… đã lập trong thời gian xây dựng công trình (nếu có).

2.7. Tất cả các tài liệu ghi ở điều 2.6 sau khi Ban nghiệm thu cơ sở kiểm tra và xác nhận đã đạt các yêu cầu về chất lượng, được chuyển cho chủ đầu tư bảo quản và trình lên Hội đồng nghiệm thu cơ sở khi Hội đồng tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

2.8. Ban nghiệm thu cơ sở do Trưởng ban triệu tập không chậm quá một ngày sau khi nhận được thông báo mời nghiệm thu của các tổ chức nhận thầu xây lắp.

2.9. Trưởng ban nghiệm thu cơ sở định kì báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở về tình hình công tác nghiệm thu.

2.10. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở sẽ quyết định giải thể Ban nghiệm thu cơ sở sau khi kết thúc công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

Bài viết liên quan

TCVN 9395:2012  CỌC KHOAN NHỒI - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 9395:2012 CỌC KHOAN NHỒI - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 9395:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 326:2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9361:2012 CÔNG TÁC NỀN MÓNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 9361:2012 CÔNG TÁC NỀN MÓNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 3987 : 1985 HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG - QUY TẮC SỬA ĐỔI HỒ SƠ THI CÔNG

TCVN 3987 : 1985 HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG - QUY TẮC SỬA ĐỔI HỒ SƠ THI CÔNG

22 TCN 334:2006  QUY TRÌNH KỸ THUẬTTHI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP MÓNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM

22 TCN 334:2006 QUY TRÌNH KỸ THUẬTTHI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP MÓNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM

TCVN 4447:2012  CÔNG TÁC ĐẤT - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 4447:2012 CÔNG TÁC ĐẤT - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 4447:2012 thi công và nghiệm thu công tác đất.

TCVN 9382:2012  CHỈ DẪN KỸ THUẬT CHỌN THÀNH PHẦN BÊ TÔNG SỬ DỤNG CÁT NGHIỀN

TCVN 9382:2012 CHỈ DẪN KỸ THUẬT CHỌN THÀNH PHẦN BÊ TÔNG SỬ DỤNG CÁT NGHIỀN

TCVN 9382:2012 áp dụng cho bê tông xi măng với cốt liệu nhỏ là cát được nghiền từ các loại đá thiên nhiên. Hướng dẫn này sử dụng trong thiết kế bê tông với cường độ nén tới 60 MPa.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA  TCVN 8828 : 2011 BÊ TÔNG - YÊU CẦU BẢO DƯỠNG ẨM TỰ NHIÊN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8828 : 2011 BÊ TÔNG - YÊU CẦU BẢO DƯỠNG ẨM TỰ NHIÊN

TCVN 8828:2011 thay thế cho TCVN 5592:991 và được chuyển đổi từ TCXDVN 391:2007

TCVN 3119 - 1993  BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ KÉO KHI UỐN

TCVN 3119 - 1993 BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ KÉO KHI UỐN

TCVN 3119 - 1993 quy định phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn của bê tông.

TCVN 3114 : 1993  BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀI MÒN

TCVN 3114 : 1993 BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀI MÒN

TCVN 3114 : 1993 quy định phương pháp xác định độ mài mòn của bê tông nặng.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM  TCVN 3111 : 1993  HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BỌT KHÍ

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3111 : 1993 HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BỌT KHÍ

TCVN 3111 : 1993 quy định phương pháp dùng áp lực để xác định hàm lượng bọt khí của hỗn hợp bê tông

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM  TCVN 3109 - 1993  HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÁCH VỮA

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3109 - 1993 HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÁCH VỮA

TCVN 3109 - 1993 Xác định độ tách vữa của hỗn hợp bê tông

TCVN 3108: 1993  HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH

TCVN 3108: 1993 HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH

TCVN 3108: 1993 quy định phương pháp xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông sau khi đầm chặt.

TCVN 3105:1993 về Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

TCVN 3105:1993 về Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

TCVN 3105 : 1993 quy định phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông nặng, phương pháp chế tạo và bảo dưỡng các mẫu thử bê tông

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM  TCVN 3113 : 1993  BÊ TÔNG NẶNG - PHUƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ HÚT NƯỚC

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3113 : 1993 BÊ TÔNG NẶNG - PHUƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ HÚT NƯỚC

TCVN 3113 : 1993 quy định phương pháp thử độ hút nước của bê tông nặng.

TCVN 3118 : 1993 BÊ TÔNG NẶNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ NÉN

TCVN 3118 : 1993 BÊ TÔNG NẶNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ NÉN

TCVN 3118 : 1993  quy định phương pháp xác định cường độ chịu nén của bê tông nặng.

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • ›
  • Nghiệm Thu Xây Dựng 360 (Số: 2915/2024/QTG, MST: 8545170484)
  • Địa chỉ: Phòng 219, CT5B Khu đô thị Xa La, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)
  • Email: nghiemthuxaydung.qlcl@gmail.com
  • Website: nghiemthuxaydung.com

Chi nhánh

  • Thành phố Hà Nội

    Nguyễn Thúy ĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Đà Nẵng

    Dương Thắng ĐT: 096 636 0702
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Mr Bình ĐT: 091 222 4669
Hotline: 0787646568(Phảnánhchấtlượnghỗtrợcủanhânviên0903367479MrThắng)
Facebook Youtube Zalo: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)