• Đăng nhập
Menu
  • Trang chủ
  • Đặt hàng
  • Khuyến mãi
  • Sản phẩm
  • Hỗ trợ
  • Hướng dẫn
    • Nghiệm thu xây dựng
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Dự toán
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Quản lý dự án
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
  • Đào tạo
    • Online
    • Offline
  • Tin hoạt động
  • Liên hệ

Danh mục

  • Tái bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng thử full bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Biểu mẫu - Nhật ký
  • Hướng dẫn lập hồ sơ
  • Tiêu chuẩn
  • Định mức
  • Tải về tiện ích
  • Hướng dẫn Quản Lý Dự Án

Bộ phận bán hàng

  • Ms Thúy

    SĐT: 0787 64 65 68

    Zalo: 0971 954 610

  • Mr Hòa

    SĐT: 0975 866 987

    Zalo: 0975 866 987

  • Mr Quyết

    SĐT: 098 884 9199

    Zalo: 098 884 9199

Danh sách đại lý

  • Hà Nội

    Nguyễn Thúy
    SĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Dương Thắng
    SĐT: 090 336 7479

Support online

  • Bộ phận
    kinh doanh
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Chăm sóc
    khách hàng
  • Góp ý
    dịch vụ
Chăm sóc khách hàng: 0787 64 65 68

Bộ phận kinh doanh

  • Ms Thúy

    0787 64 65 68

  • Mr Hòa

    0975 866 987

  • Mr Quyết

    098 884 9199

Quy trình, nội dung lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng công trình

Mỗi giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình sẽ có rất nhiều công việc và trong đó có những công việc mang tính chất then chốt được quy định kỹ càng về quy trình (trình tự, thủ tục) đầu tư dự án cụ thể.

Vấn đề lập báo cáo, lập dự án đầu tư là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến vấn đề xin giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mặc dù chỉ là một nội dung trong giai đoạn chuẩn bị. Theo quy định lập dự án đầu tư xây dựng là một nội dung thực hiện dự án đầu tư xây dựng quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Theo quy định cách lập dự án đầu tư xây dựng sẽ phụ thuộc vào loại dự án cụ thể để lập các loại báo cáo.

Trình tự, thủ tục lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng quan trọng quốc gia theo quy định phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình quốc hội thông qua chủ chương và cấp phép đầu tư;

* Nội dung Báo dựng công trình

- Tính cần thiết của dự án đầu tư xây dựng, thuận lợi, khó khăn…

- Quy mô dự kiến: công suất, diện tích, hạng mục xây dựng công trình chính, phụ..

- Phân tích cơ bản sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, hạ tầng, phương án mặt bằng, tái định cư, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động…

- Hình thức đầu tư: vốn và phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ, phân kỳ…

* Thủ tục xin phép đầu tư xây dựng công trình

- Chủ đầu tư: nộp Báo cáo đầu tư xây dựng công trình tới Bộ quản lý ngành để lấy ý kiến các đơn vị liên quan và Bộ ngành tổng hợp đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.

- Thời hạn lấy ý kiến:

  • 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của các bộ ngành địa phương liên quan.
  • 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình.
  • 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập Báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.

- Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ: tóm tắt nội dung báo cáo, ý kiến các bộ ngành liên quan, đề xuất ý kiến kèm bản gốc văn bản ý kiến.

Trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Khi nào phải lập dự án đầu tư xây dựng? Theo quy định các dự án đầu tư xây dựng nhóm A phải lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình không phân biệt vốn đầu tư. Nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình gồm hai phần: thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở.

* Nội dung của thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình

- Sự cần thiết đầu tư dự án (cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng về pháp lý, kinh tế - kỹ thuật, nhu cầu thị trường, khả năng phát triển…), mục tiêu đầu tư, đánh giá thị trường, hình thức đầu tư xây dựng, địa điểm, nhu cầu sử dụng đất…

- Mô tả về quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình

- Đưa ra các giải pháp thực hiện dự án: giải phóng mặt bằng, tái định cư, thiết kế kiến trúc đối với công trình, khai thác dự án, sử dụng lao động, tiến độ, phân kỳ, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

- Tổng mức đầu tư của dự án: nguồn vốn, huy động vốn, phương án hoàn trả vốn đối với dự án cần thu hồi vốn, chỉ tiêu tài chính, đánh giá hiệu quả dự án…

* Nội dung thiết kế cơ sở của dự án

- Giải pháp thiết kế chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai.

- Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án: tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, thuyết minh công nghệ, xây dựng. Thuyết minh có thể trình bày riêng hoặc chung với bản thiết kế dự án.

Trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Một số nội dung cơ bản báo cáo đầu tư dự án

Trình tự thủ tục lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư

Theo quy định đối với các dự án xây dựng công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản (có thể thiết kế mẫu và xử lý nền móng không phức tạp thì chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật về đầu tư (gọi tắt là Báo cáo đầu tư). Các dự án thuộc đối tượng chỉ lập báo cáo đầu tư theo quy định bao gồm:

  • Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân;
  • Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
  • Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng;
  • Các dự án xây dựng, sửa chữa, bảo trì sửa chữa vốn sự nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ quản lý ngành phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng hoặc kế hoạch trung và dài hạn có vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng;
  • Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước cho hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng. Các dự án này phải không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch KT-XH và xây dựng, đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.

* Nội dung báo cáo đầu tư dự án xây dựng

Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư xây dựng cần chuẩn bị khi làm bán cáo đầu tư dự án xây dựng bao gồm:

- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết đầu tư

- Tên dự án và hình thức đầu tư (dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, bảo trì)

- Chủ đầu tư: ghi rõ tên cơ quan đơn vị, cá nhân

- Địa điểm và mặt bằng: phường (đường, phố)/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh

- Khối lượng công việc

- Vốn đầu tư và nguồn vốn

- Thời gian khởi công và hoàn thành

Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy… phục vụ sản xuất kinh doanh thì cần bổ sung thêm các nội dung trong báo cáo đầu tư:

- Sản phẩm, (dịch vụ) và quy mô công suất.

- Thiết bị (ghi rõ giá trị và nguồn cung cấp).

- Nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu.

- Khả năng trả nợ (nếu có vốn vay) và thời hạn hoàn vốn.

– Biện pháp bảo vệ môi trường (nếu có dự án tác động xấu tới môi trường).

Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng dưới 100 triệu đồng không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo đầu tư.

Trình tự thủ tục lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư

Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư xây dựng hiện nay

Bài viết liên quan

Nguyên tắc ưu đãi

Nguyên tắc ưu đãi

Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình

Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình

An toàn trong thi công xây dựng công trình

An toàn trong thi công xây dựng công trình

Yêu cầu đối với công trường xây dựng

Yêu cầu đối với công trường xây dựng

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, PC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design - thiết kế FEED); thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.

2. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;

c) Ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn liên quan đến gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; lập, thẩm tra thiết kế FEED; thẩm định giá; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; kiểm định, giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn đó.

3. Nhà thầu tham dự gói thầu EPC, EP, EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED;

b) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED;

c) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng;

d) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;

đ) Nhà thầu tư vấn thẩm định giá; nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;

e) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;

Phạm vi công việc thiết kế trong gói thầu EPC, EP, EC thuộc dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản này có thể là thiết kế FEED hoặc thiết kế cơ sở; không hình thành gói thầu EPC, EP, EC khi đã có thiết kế kỹ thuật hoặc công trình thiết kế hai bước theo quy định của pháp luật về xây dựng.

4. Nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;

c) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;

d) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.

5. Trừ trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều này, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm:

a) Lập, thẩm tra báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

b) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

c) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi;

d) Lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật;

đ) Khảo sát xây dựng;

e) Lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán;

g) Lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu;

h) Tư vấn giám sát.

Đối với từng nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản này, nhà thầu chỉ được thực hiện lập hoặc thẩm tra hoặc thẩm định.

 

6. Tỷ lệ cổ phần, vốn góp giữa các bên được xác định tại thời điểm đóng thầu và theo tỷ lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, các giấy tờ khác có giá trị tương đương.

7. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định theo công thức sau:

8. Công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được tham dự gói thầu của nhau nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu đó thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Nhà thầu tham dự thầu vẫn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.

9. Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp có cùng một cơ quan trực tiếp quản lý, góp vốn khi tham dự thầu các gói thầu của nhau không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu.

 

 

____________________________

Liên hệ mua phần mềm để được hỗ trợ tốt nhất:
Mr Thắng 090.336.7479 (Zalo/ĐT)
Bản quyền phần mềm Quản Lý Dự Án 360:
https://nghiemthuxaydung.com/phan-mem-phap-ly-quan-ly-du-an-360-danh-cho-cdt-va-tu-van_sp3

 

#Quản_Lý_Dự_Án_Xây_Dựng_360
#Quản_Lý_Thi_Công_Xây_Dựng_360

Giải thích từ ngữ

Giải thích từ ngữ

Phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh

Quản lý công tác thiết kế xây dựng

Quản lý công tác thiết kế xây dựng

Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng

Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng

Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây

Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây

Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng

Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng

Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng

Lập trình thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án

Lập trình thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • ...
  • 12
  • 13
  • ›
  • Nghiệm Thu Xây Dựng 360 (Số: 2915/2024/QTG, MST: 8545170484)
  • Địa chỉ: Phòng 219, CT5B Khu đô thị Xa La, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)
  • Email: nghiemthuxaydung.qlcl@gmail.com
  • Website: nghiemthuxaydung.com

Chi nhánh

  • Thành phố Hà Nội

    Nguyễn Thúy ĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Đà Nẵng

    Dương Thắng ĐT: 096 636 0702
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Mr Bình ĐT: 091 222 4669
Hotline: 0787646568(Phảnánhchấtlượnghỗtrợcủanhânviên0903367479MrThắng)
Facebook Youtube Zalo: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)