• Đăng nhập
Menu
  • Trang chủ
  • Đặt hàng
  • Khuyến mãi
  • Sản phẩm
  • Hỗ trợ
  • Hướng dẫn
    • Nghiệm thu xây dựng
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Dự toán
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Quản lý dự án
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
  • Đào tạo
    • Online
    • Offline
  • Tin hoạt động
  • Liên hệ

Danh mục

  • Tái bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng thử full bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Biểu mẫu - Nhật ký
  • Hướng dẫn lập hồ sơ
  • Tiêu chuẩn
  • Định mức
  • Tải về tiện ích
  • Hướng dẫn Quản Lý Dự Án

Bộ phận bán hàng

  • Ms Thúy

    SĐT: 0787 64 65 68

    Zalo: 0971 954 610

  • Mr Hòa

    SĐT: 0975 866 987

    Zalo: 0975 866 987

  • Mr Quyết

    SĐT: 098 884 9199

    Zalo: 098 884 9199

Danh sách đại lý

  • Hà Nội

    Nguyễn Thúy
    SĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Dương Thắng
    SĐT: 090 336 7479

Support online

  • Bộ phận
    kinh doanh
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Chăm sóc
    khách hàng
  • Góp ý
    dịch vụ
Chăm sóc khách hàng: 0787 64 65 68

Bộ phận kinh doanh

  • Ms Thúy

    0787 64 65 68

  • Mr Hòa

    0975 866 987

  • Mr Quyết

    098 884 9199

Nguyên nhân và cách khắc phục ăn mòn bê tông cốt thép

Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,… theo một tỷ lệ nhất định. Về sức bền vật lý, bê tông chịu lực nén khá tốt nhưng khả năng chịu lực kéo không tốt lắm. Vì vậy, trong xây dựng các công trình, các vật liệu chịu lực kéo tốt (thép) để đưa vào trong lòng khối bê tông, đóng vai trò là bộ khung chịu lực nhằm cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông.

Nguyên nhân và cách khắc phục ăn mòn bê tông cốt thép

Tuy vậy, cốt thép trong bê tông rất dễ bị ăn mòn do các tác động của môi trường gây hư hỏng công trình. Vậy các nguyên nhân dẫn đến ăn mòn bê tông cốt thép là gì? Cách khắc phục, hạn chế quá trình ăn mòn bê tông cốt thép như thế nào? 

I. Các nguyên nhân dẫn đến ăn mòn bê tông cốt thép (BTCT)

Có thể nói rằng Bê tông cốt thép là vật liệu xây dựng phổ biến và thành công nhất trong lịch sử ngành xây dựng với xấp xỉ 12 tỉ tấn BTCT được sản xuất hằng năm, nhiều hơn bất kỳ vật liệu nhân tạo nào trên thế giới.

Bình thường, cốt thép được bảo vệ hoàn toàn trong môi trường kiềm của bê tông nhờ vào hàm lượng lớn của canxi oxit, natri oxit và kali oxit hoà tan. Các hợp chất kiềm trong bê tông giữ độ pH ở mức 12-13 giúp tạo nên một lớp màng bảo vệ mỏng trên bề mặt cốt thép. Trong điều kiện thông thường, lớp màng mỏng có khả năng bảo vệ cốt thép chống lại sự tấn công của các tác nhân ăn mòn từ môi trường. Cơ chế này được gọi là “cơ chế bảo vệ thụ động” của BTCT.

Có hai cơ chế có thể phá vỡ sự tự bảo vệ của kết cấu BTCT và được xem như là tác nhân chính dẫn đến ăn mòn của cốt thép trong bê tông. Đó là hiện tượng cacbonat hoá và sự xâm nhập của ion clorua.

1: Ăn mòn bê tông cốt thép do quá trình cacbonat hoá

Sự tập trung hàm lượng dung dịch Canxi hydroxit hoà tan (Ca(OH)2) trong các lỗ hổng của kế cấu bê tông là kết quả của quá trình thuỷ hoá xi măng giúp giữ độ pH ở ngưỡng an toàn 12-13.

Như đã nói, trong môi trường kiềm, cốt thép hoàn toàn được bảo vệ khỏi các tác nhân ăn mòn nhờ vào lớp màng mỏng trên bề mặt (dày từ 2-20 nanomét). Tuy nhiên, quá trình carbonat hoá với sự hiện diện của CO2, nước và Ca(OH)2 tạo nên canxi carbonat và trung hoà môi trường kiềm trong bê tông theo phản ứng dưới đây:

CO2 + H2O + Ca(OH)2 ===> CaCO3 (calcium carbonate) + 2H2O

Các nguyên nhân dẫn đến ăn mòn bê tông cốt thép (BTCT)

Sau quá trình trung hoà, khi độ pH trong bê tông giảm xuống dưới mức 9, cơ chế “tự bảo vệ thụ động” của BTCT không còn tồn tại và cốt thép bắt đầu bị ăn mòn.

Các nguyên nhân dẫn đến ăn mòn bê tông cốt thép (BTCT)

Quá trình ăn mòn bắt đầu khi gỉ thép xuất hiện và phát triển trên bề mặt cốt thép và gây nứt tại những vị trí tiếp giáp với bê tông. Sự phát triển của vết nứt phát triển dần dưới sự tấn công của các tác nhân ăn mòn cho đến khi phá vỡ hoàn toàn sự kết dính giữa bê tông và cốt thép (spalling) như hình minh hoạ trên.

Tốc độ của quá trình carbonat hoá phụ thuộc vào tác động của các tác nhân từ môi trường như độ ẩm không khí, nhiệt độ, hàm lượng CO2 và tính chất cơ lý của bê tông như độ kiềm và độ thẩm thấu. Điều kiện lý tưởng thúc đẩy quá trình carbonat hoá hoạt động mạnh là khi độ ẩm không khí ở mức 60-75%. Hơn nữa, tốc độ quá trình carbonat hoá tăng dần khi hàm lượng CO2 trong không khí và nhiệt độ tăng dần. Mặt khác, hàm lượng xi măng là một yếu tố quan trọng để tăng độ kiềm và làm chậm quá trình carbonat hoá.

Ngoài ra, bề dày lớp bê tông bảo vệ cũng đóng vai trò quan trọng giảm quá trình ăn mòn.

Carbonat hoá là một quá trình chậm, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường ở mức bình thường. Tốc độ của quá trình này có thể đo đạc được và ngăn chặn. Tuy nhiên, nó lại là vấn đề nghiêm trọng đối với những công trình có tuổi thọ cao (≥ 30 năm).

2: Ăn mòn bê tông cốt thép do sự xâm nhập của ion clorua

Clorua có thể tồn tại trong hỗn hợp bê tông thông qua nhiều cách. Clorua có thể được đúc vào kết cấu thông qua phụ gia CaCl2 (đã ngừng sử dụng). Hoặc các ion clorua có thể tồn tại trong hỗn hợp cát, cốt liệu, nước, một cách vô tình hay cố ý. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của hiện tượng ăn mòn do clorua trong hầu hết các công trình là do sự khuếch tán của ion clorua từ môi trường như:

•           Kết cấu tiếp xúc trực tiếp với môi trường biển có nhiều muối;

•           Việc sử dụng muối làm tan băng hoặc các hợp chất hoá học có clorua.

Tương tự quá trình carbonat hoá, quá trình xâm nhập của clorua không trực tiếp ăn mòn cốt thép. Ngoại trừ chúng phá vỡ lớp màng bảo vệ trên bề mặt cốt thép và thúc đẩy quá trình ăn mòn phát triển. Nói cách khác, clorua đóng vai trò như một chất xúc tác cho quá trình ăn mòn BTCT. Tuy nhiên, cơ chế ăn mòn do ion clorua khác quá trình carbonat hoá ở chỗ ion clorua xâm nhập qua lớp bê tông bảo vệ và tấn công cốt thép ngay cả khi độ pH trong hỗn hợp vẫn ở mức cao (12-13).

Ăn mòn cục bộ do sự tập trung của ion Cl- trên bề mặt cốt thép trong BTCT

Ăn mòn cục bộ do sự tập trung của ion Cl- trên bề mặt cốt thép trong BTCT.  Có bốn cơ chế xâm nhập của ion clorua qua lớp bảo vệ bê tông:

•           Sức hút mao dẫn;

•           Sự thẩm thấu do tập trung hàm lượng ion clorua cao trên bề mặt BTCT;

•           Thẩm thấu dưới áp căng bề mặt;

•           Sự dịch chuyển do chênh lệch điện thế.

Trong thực tế, kết cấu BTCT thường xuyên làm việc dưới tác động hỗn hợp của cả hai cơ chế trên. Clorua aluminat (AlCl4-), được tạo ra từ phản ứng giữa ion clorua và xi măng có tác dụng làm giảm lượng clorua. Qua đó làm chậm quá trình ăn mòn. Tuy nhiên, khi quá trình carbonat hoá làm giảm độ pH trong bê tông, AlCl4- sẽ bị phá vỡ. Kết quả là những kết cấu chịu sự tác động của cả hai cơ chế trên đồng thời sẽ nhạy cảm hơn nhiều với ăn mòn và khó để kiểm soát hơn.

II: Các phương pháp bảo vệ bê tông cốt thép khỏi ăn mòn

Chất lượng bê tông và việc tính toán hợp lý bề dày lớp bảo vệ cốt thép là những nhân tố đầu tiên giúp làm chậm quá trình ăn mòn cốt thép. Bê tông sử dụng phải có tỉ lệ nước/xi măng (w/c) đủ thấp để làm chậm quá trình xâm nhập của ion clorua và quá trình carbonat hoá qua các lỗ hổng trong kết cấu bê tông.

Tỉ lệ nước/xi măng nên ≤ 0.5 để làm chậm quá trình carbonat hoá và ≤ 0.4 để hạn chế quá trình xâm nhập của clorua. Tiêu chuẩn của hiệp hội bê tông Hoa Kỳ ACI 318 khuyến cáo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép ≥ 1.5 in. (38.1 mm) và lớn hơn ít nhất ≥ 0.75 in. (19.05 mm) so với kích thước cốt liệu thô trong hỗn hợp bê tông. Bên cạnh đó, ACI 357 khuyến cáo lớp bảo vệ cốt thép tối thiểu 2.5 in. (63.5 mm) đối với kết cấu BTCT xây dựng trong môi trường biển.

Các phương pháp bảo vệ bê tông cốt thép khỏi ăn mòn

Hàm lượng cốt thép đủ lớn có tác dụng kiềm chế sự phát triển và mở rộng vết nứt. Tiêu chuẩn ACI 224 kiến nghị bề rộng vết nứt cho phép không được vượt quá 0.006 in. (0.152 mm) cho kết cấu BTCT trong môi trường biển.

Bê tông cần được đúc và bảo dưỡng bê tông một cách chính xác để hạn chế ăn mòn. Kết cấu cần được dưỡng hộ tối thiểu 07 ngày sau khi đúc ở nhiệt độ 21oC (đối với bê tông có tỷ lệ nước/xi măng = 0.4). Và lên đến 06 tháng đối với bê tông có tỷ lệ nước/xi măng = 0.6. Nhiều báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng độ rỗng của bê tông giảm rõ rệt khi thời gian dưỡng hộ tăng lên. Và tất nhiên khả năng chống ăn mòn cũng được cải thiện đáng kể.

Nguồn: https://lamtho.vn/khac-phuc-an-mon-be-tong-cot-thep/

Xem thêm:

►Tải phần mềm viết nhật ký tự động miễn phí vĩnh viễn

► Hướng dẫn cách lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, thanh quyết toán

► Hướng dẫn lập hồ sơ dự toán, đấu thầu

►Hướng dẫn các nội dung cho bạn nào làm về Quản lý dự án

Bài viết liên quan

Một số lưu ý khi tiến hành đào và san lấp hố móng

Một số lưu ý khi tiến hành đào và san lấp hố móng

Đào hố móng và san lấp hố móng là hai quá trình quan trọng khi thi công một công trình xây dựng. Móng nhà quyết định đến sự bền vững, kiên cố của ngôi nhà, vì thế quá trình đào và san lấp hố móng cần phải được thực hiện cẩn trọng và tuân theo quy trình chuẩn đã đề ra.

QUY ĐỊNH VỀ HỢP CHUẨN, HỢP QUY CO-CQ THEO QCVN 16:2017/BXD

QUY ĐỊNH VỀ HỢP CHUẨN, HỢP QUY CO-CQ THEO QCVN 16:2017/BXD

GIấy hợp chuẩn và hợp quy là quy định bắt buộc trong hồ sơ thanh toán

Quy trình kiểm tra, nghiệm thu cốt pha, cốt thép móng trước khi đổ bê tông

Quy trình kiểm tra, nghiệm thu cốt pha, cốt thép móng trước khi đổ bê tông

Kiểm tra, nghiệm thu cốt pha móng

Kiểm tra lại kích thước hình học cần thiết của móng đúng với yêu cầu thiết kế.

Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép móng

Cốt thép thi công phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại đã thoả thuận trong hợp đồng xây dựng.

Những điều bạn cần biết khi làm hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào.

Những điều bạn cần biết khi làm hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào.

Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong những khâu cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy việc nghiệm thu được quy định ra sao? Hồ sơ như thế nào? Bài viết dưới đây của nghiệm thu xây dựng sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.

Một số lưu ý khi lập hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo quy định hiện hành

Một số lưu ý khi lập hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo quy định hiện hành

Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng xây

Hướng dẫn trình tự làm hồ sơ thanh toán theo mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP có ví dụ minh họa

Hướng dẫn trình tự làm hồ sơ thanh toán theo mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP có ví dụ minh họa

Phần mềm nghiệm thu, hoàn công, quyết toán 360 giới thiệu đến bạn cách làm bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo mẫu 8b quy định mới nhất của NĐ11/2020/NĐ-CP

Văn bản nào quy định bản vẽ hoàn công không cần phải đóng dấu pháp lý (dấu tròn)?

Văn bản nào quy định bản vẽ hoàn công không cần phải đóng dấu pháp lý (dấu tròn)?

Phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360,  giúp người dùng sử dụng làm hồ sơ, xuất biên bản nghiệm thu, nhật ký, tiến độ, thanh toán theo NĐ11/2020/NĐ-CP để quyết toán nhanh mẫu 8a và 8b.

Quy định về lập và đóng dấu bản vẽ hoàn công

Quy định về lập và đóng dấu bản vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình

Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình

Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình được quy định tại phụ lục III (kèm theo thông tư số 26/2016/tt-bxd quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng ngày 26 tháng 10 năm 2016 của bộ xây dựng)

Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình, 8 bước trong quy trình giám sát thi công

Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình, 8 bước trong quy trình giám sát thi công

Một quy trình giám sát thi công xây dựng chuẩn và hợp lý sẽ đảm bảo công trình thi công đảm bảo hiệu quả hơn, giám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu giúp công trình đảm bảo an toàn, đạt chất lượng và đúng tiến độ thời gian thực hiện hợp đồng của thầu xây dựng.

PHẦN MỀM VIẾT NHẬT KÝ THI CÔNG TỰ ĐỘNG MIỄN PHÍ

PHẦN MỀM VIẾT NHẬT KÝ THI CÔNG TỰ ĐỘNG MIỄN PHÍ

Chức năng xuất nhật ký tự động miễn phí với Full hạng mục, công tác. Hi vọng được chia sẻ với anh em trong ngành xây dựng Việt Nam

Nội dung nào cần thực hiện trong báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình ?

Nội dung nào cần thực hiện trong báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình ?

Nội dung của báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Nhật ký có cho đánh máy không hay là bắt buộc phải viết tay?

Nhật ký có cho đánh máy không hay là bắt buộc phải viết tay?

Phần mềm Quản lý chất lượng 360 tổng hợp thắc  mắc về nội dung viết nhật ký theo quy định hiện hành

Hướng dẫn làm hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định mới

Hướng dẫn làm hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định mới

Cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình là một trong những kỹ năng mà người làm việc trong lĩnh vực này cần phải nắm được và làm một cách thông thạo.

Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Điều 2 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • ›
  • Nghiệm Thu Xây Dựng 360 (Số: 2915/2024/QTG, MST: 8545170484)
  • Địa chỉ: Phòng 219, CT5B Khu đô thị Xa La, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)
  • Email: nghiemthuxaydung.qlcl@gmail.com
  • Website: nghiemthuxaydung.com

Chi nhánh

  • Thành phố Hà Nội

    Nguyễn Thúy ĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Đà Nẵng

    Dương Thắng ĐT: 096 636 0702
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Mr Bình ĐT: 091 222 4669
Hotline: 0787646568(Phảnánhchấtlượnghỗtrợcủanhânviên0903367479MrThắng)
Facebook Youtube Zalo: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)