• Đăng nhập
Menu
  • Trang chủ
  • Đặt hàng
  • Khuyến mãi
  • Sản phẩm
  • Hỗ trợ
  • Hướng dẫn
    • Nghiệm thu xây dựng
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Dự toán
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Quản lý dự án
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
  • Đào tạo
    • Online
    • Offline
  • Tin hoạt động
  • Liên hệ

Danh mục

  • Tái bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng thử full bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Biểu mẫu - Nhật ký
  • Hướng dẫn lập hồ sơ
  • Tiêu chuẩn
  • Định mức
  • Tải về tiện ích
  • Hướng dẫn Quản Lý Dự Án

Bộ phận bán hàng

  • Ms Thúy

    SĐT: 0787 64 65 68

    Zalo: 0971 954 610

  • Mr Hòa

    SĐT: 0975 866 987

    Zalo: 0975 866 987

  • Mr Quyết

    SĐT: 098 884 9199

    Zalo: 098 884 9199

Danh sách đại lý

  • Hà Nội

    Nguyễn Thúy
    SĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Dương Thắng
    SĐT: 090 336 7479

Support online

  • Bộ phận
    kinh doanh
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Chăm sóc
    khách hàng
  • Góp ý
    dịch vụ
Chăm sóc khách hàng: 0787 64 65 68

Bộ phận kinh doanh

  • Ms Thúy

    0787 64 65 68

  • Mr Hòa

    0975 866 987

  • Mr Quyết

    098 884 9199

Môi Trường Dữ Liệu Chung CDE Việt Nam: Cách Áp Dụng ISO 19650 Cho Quản Lý Dự Án BIM Chuyên Nghiệp

Trong bài viết này, chuyên gia Dương Thắng sẽ chia sẻ về CDE bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với người đọc.

Không sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật phức tạp hay diễn giải mơ hồ, bài viết tập trung vào cách diễn đạt thân thiện, dễ hình dung kèm theo ví dụ minh họa cụ thể. Mục tiêu là giúp bất kỳ ai – kể cả người chưa từng nghe đến CDE – cũng có thể hiểu rõ ràng và đầy đủ về cách CDE được ứng dụng thực tế tại Việt Nam, và lý do vì sao nó đang trở thành xu hướng quan trọng trong các dự án xây dựng hiện nay

hiểu rõ ràng và đầy đủ về cách CDE được ứng dụng thực tế tại Việt Nam

 I. Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) Việt Nam là gì?

CDE cũng giống như BIM cả 2 không phải là phần mềm quản lý dự án.

Thay vào đó, bạn có thể hiểu rõ hơn qua phần giải thích chi tiết dưới đây, với cách trình bày đơn giản để ai cũng có thể nắm được bản chất và cách CDE hoạt động trong thực tế:

Môi trường Dữ liệu Chung – gọi tắt là CDE – là một kho lưu trữ dữ liệu tập trung dưới dạng kỹ thuật số, nơi bạn có thể tập hợp, quản lý, xử lý và chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan đến một dự án xây dựng xuyên suốt vòng đời của dự án, từ thiết kế, thi công cho tới vận hành..

Hiểu một cách dễ hình dung, CDE giống như một “ổ cứng di động thông minh” đặt trên internet và bạn sẻ tải tất cả các dữ liệu lên đó. Khi làm việc bạn chỉ cần bạn có kết nối mạng để truy cập là có thể làm việc ở bất cứ đâu – từ văn phòng, công trường, đến nhà riêng.

CDE có thể là một phần mềm hoặc một nền tảng trực tuyến được thiết kế riêng để giúp các bên trong dự án (chủ đầu tư, kỹ sư, nhà thầu, tư vấn...) làm việc trên cùng một bộ dữ liệu, tránh thất lạc hồ sơ, nhầm lẫn thông tin, và tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) Việt Nam là gì

Toàn bộ dữ liệu tệp tin trong CDE được đặt tên theo một quy ước chuẩn hóa duy nhất. Cú pháp tên tệp được định nghĩa chặt chẽ, đồng bộ về ký hiệu, trình tự và mục đích sử dụng, giúp mọi người dễ dàng nhận biết thông tin, giai đoạn và trạng thái của từng tài liệu. Nhờ đó người mới có thể xác định nhanh vị trí file, đơn vị phát hành, loại thông tin, mức độ phê duyệt và tiến độ dự án. Việc chuẩn hóa này giúp tăng tính minh bạch, giảm sai sót và tối ưu hiệu quả quản lý thông tin dự án. Các bên liên quan trong dự án phải thống nhất quy ước đặt tên các gói thông tin (IC) theo một cách hệ thống, chuẩn hóa và duy nhất trong CDE, phù hợp với từng dự án cụ thể.

II. Quy ước đặt tên theo ISO 19650 tham khảo

Quy định cụ thể:

[Mã dự án] - [Đơn vị tạo file] - [Khu vực] - [Tầng] - [Loại tài liệu] - [Vai trò người tạo] - [Số thứ tự] - [Mục đích sử dụng].[Phần mở rộng]

Quy ước đặt tên theo ISO 19650 tham khảo

Giải thích từng phần:

Thành phần

Mô tả ngắn

Ví dụ

Mã dự án

Viết tắt hoặc mã nhận diện dự án

PRJ01

Đơn vị tạo file

Ai tạo ra file? (AR, ST, ME...)

AR (kiến trúc), ST (kết cấu)

Khu vực

Khối, hệ thống, khu vực

00 (tầng trệt), B1 (tầng hầm)

Phạm vi áp dụng

Tầng hoặc toàn bộ dự án

ZZ (toàn dự án), 01 (tầng 1)

Loại tài liệu

Kiểu dữ liệu: mô hình, bản vẽ, ảnh...

M3 (mô hình 3D), DR (bản vẽ)

Vai trò

Người phụ trách thông tin

A (KT), S (KC), M (MEP)

Số thứ tự

Tăng dần theo file liên quan

0001, 0002

Mục đích phát hành

Giai đoạn phát hành

P01 (thiết kế sơ bộ), A1 (chính thức)

Phần mở rộng

Định dạng tệp tin

.rvt, .ifc, .pdf

1. [Mã dự án]

- Là mã định danh ngắn gọn cho dự án.

- Ví dụ: PRJ01 (Dự án xây dựng nhà xưởng mới 2026).

2. [Đơn vị tạo file]

- Là nhóm hoặc bộ phận chịu trách nhiệm tạo ra file.

- Ví dụ: AR (bộ phận kiến trúc), ST (kết cấu), ME (MEP), CM (phối hợp).

3. [Khu vực] (Volume/System)

- Thể hiện phần nào của dự án: khối nhà, khu vực, hệ thống.

Ví dụ:

- 00: Tầng trệt.

- B1: Tầng hầm 1.

 4. [Tầng hoặc phạm vi áp dụng] (Level/Location)

- Chỉ ra khu vực áp dụng thông tin trong tệp.

- Ví dụ:

- 01: Tầng 1.

- ZZ: Áp dụng cho toàn bộ dự án.

5. [Loại tài liệu] (Type)

- Loại file được tạo ra.

Ví dụ:

- M3: Mô hình 3D.

- DR: Bản vẽ 2D.

- FIC: File chung BIM

6. [Vai trò người tạo] (Role)

- Ai là người chịu trách nhiệm chính cho nội dung?

Ví dụ:

- A: Kiến trúc sư.

- S: Kỹ sư kết cấu.

- M: Kỹ sư cơ điện (MEP).

- C: Nhà thầu chính.

7. [Số thứ tự]

- Số thứ tự của file, giúp phân biệt các tài liệu tương tự.

- Ví dụ: 0001, 0002, v.v.

 8. [Mục đích sử dụng file] (Suitability)

- Cho biết file này dùng để làm gì.

Ví dụ:

- P01: Thiết kế sơ bộ (Preliminary).

- S1: Chia sẻ để phối hợp.

- A1: Phiên bản chính thức đã được duyệt.

- A2: File lưu trữ (Archive).

9. Ví dụ minh họa đầy đủ:

PRJ01-AR-00-ZZ-M3-A-0001-P01.rvt

Có nghĩa là: Mô hình kiến trúc (Revit) của dự án 01, do bộ phận kiến trúc tạo, áp dụng toàn bộ tầng trệt, dùng cho thiết kế sơ bộ.

III. Cấu tạo thực tế CDE trên phần mềm Quản lý dự án 360 – Đơn giản hoá tiêu chuẩn ISO 19650

Tối ưu hoá triển khai Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) ngay trong phần mềm

Trong module “Dữ liệu chung CDE” của phần mềm Quản lý dự án 360, toàn bộ hệ thống thư mục và tệp tin được xây dựng bám sát chuẩn ISO 19650, nhưng được thiết kế lại thông minh và tinh gọn để phù hợp với thực tiễn triển khai tại Việt Nam.

THIẾT KẾ THEO NGUYÊN TẮC "AI KHÔNG CẦN HỌC VẪN DÙNG ĐƯỢC"

1. Giao diện thân thiện:

- Người dùng chỉ cần vài cú click chuột là có thể tạo thư mục và tệp tin theo đúng chuẩn, mà không cần nhớ quy trình phức tạp hay các cú pháp dài dòng.

2. Không cần đào tạo chuyên sâu:

- Kể cả người mới làm quen với BIM hoặc quản lý dự án cũng có thể thao tác dễ dàng ngay từ lần đầu sử dụng.

3. Tránh nhầm lẫn dữ liệu:

Hệ thống phân quyền, mã hoá và đặt tên theo logic ISO giúp tránh lộn xộn giữa các file, dự án và giai đoạn, tạo cảm giác mạch lạc, kiểm soát tốt toàn bộ vòng đời thông tin.

4. Đồng bộ toàn diện:

- Mọi thao tác đều được ghi nhận và lưu trữ tập trung trên CDE, phục vụ kiểm tra, rà soát, và kiểm toán dễ dàng.

- Cấu trúc thư mục thông minh – “Tối giản nhưng chuẩn chỉnh”

Cấu tạo thực tế CDE trên phần mềm Quản lý dự án 360

IV. Giải thích về CDE khi dùng máy chủ nội bộ (Server) hoặc trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud).

1. Máy chủ nội bộ (Server):

Là một máy tính vật lý chuyên dụng, được cấu hình để lưu trữ, xử lý và chia sẻ dữ liệu trong hệ thống mạng nội bộ hoặc qua Internet. Khi sử dụng hình thức này, đơn vị triển khai cần đầu tư hạ tầng phần cứng (máy chủ đạt chuẩn), cài đặt phần mềm chuyên dụng, và cấu hình hệ thống mạng để cho phép người dùng có quyền truy cập từ bên ngoài. Việc truy cập dữ liệu sẽ được kiểm soát thông qua phân quyền người dùng theo vai trò nghiệp vụ cụ thể.

2. Nền tảng điện toán đám mây (Cloud):

Là dịch vụ máy chủ do bên thứ ba (như Amazon Web Services, Microsoft Azure, Google Cloud...) cung cấp. Đơn vị sử dụng không cần đầu tư máy chủ vật lý riêng, mà thuê tài nguyên máy chủ từ nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng sẽ được cấp quyền truy cập và quản lý hệ thống thông qua giao diện web hoặc ứng dụng chuyên biệt, với các mức độ phân quyền tương ứng theo chức năng được cấp phát.

Giải thích về CDE khi dùng máy chủ nội bộ Server

V. Lý do cần sử dụng CDE trong dự án BIM

1. Tránh rủi ro thông tin phân mảnh:

Không sử dụng CDE, thông tin thường bị lưu trữ rời rạc ở nhiều nơi, dẫn đến sai sót, không nhất quán, chồng chéo hoặc thông tin lỗi thời.

2. Tăng cường khả năng phối hợp:

CDE giúp tất cả các bên – từ chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, đến giám sát – tiếp cận cùng một nguồn dữ liệu chuẩn, giảm mâu thuẫn và tranh chấp do hiểu sai thông tin.

3. Hỗ trợ kiểm soát tiến độ và chất lượng:

Thông tin được cập nhật theo thời gian thực và có quy trình kiểm soát, giúp ban quản lý dễ dàng theo dõi và ra quyết định chính xác.

VI. Các thành phần cấu trúc của CDE

1. Không gian lưu trữ và phân quyền truy cập:

CDE lưu trữ tập trung toàn bộ các tài liệu BIM và các tài liệu khác, bao gồm: mô hình 3D, bản vẽ 2D, bảng khối lượng, thông số kỹ thuật, tài liệu quản lý, nhật ký công trường v.v.

Giải nghĩa:

- Tài liệu trong CDE được phân chia rõ theo dự án, giai đoạn, nhóm công việc, giúp dễ dàng tìm kiếm.

- Mỗi người dùng (user) được cấp quyền truy cập phù hợp với vai trò: xem, chỉnh sửa, phê duyệt hoặc tải xuống.

2. Quy trình kiểm soát vòng đời thông tin

CDE được tổ chức thành các trạng thái thông tin, tương ứng với các giai đoạn kiểm soát như sau:

Trạng thái

Diễn giải

WIP (Work in Progress)

Tài liệu đang làm việc nội bộ, chưa chia sẻ ra ngoài.

Shared

Tài liệu đã hoàn thiện bước đầu và chia sẻ giữa các nhóm.

Published

Tài liệu chính thức được sử dụng để xây dựng hoặc nghiệm thu.

Archived

Tài liệu đã hết hiệu lực, lưu để truy vết hoặc tham khảo.

Ý nghĩa:

- Mỗi bước giúp kiểm soát thông tin trước khi dùng chính thức.

- Giúp truy vết, kiểm duyệt, giảm lỗi và tăng độ tin cậy của dữ liệu.

3. Hệ thống phiên bản tài liệu (Versioning)

Chức năng:

- Mỗi lần cập nhật tài liệu đều tạo ra một phiên bản mới có mã định danh (v1, v2...).

- Cho phép người dùng xem lại lịch sử thay đổi, so sánh giữa các phiên bản.

Lợi ích:

- Tránh mất dữ liệu cũ.

- Dễ dàng khôi phục tài liệu khi có sự cố hoặc tranh chấp.

Các thành phần cấu trúc của CDE

VII. Kết luận và khuyến nghị triển khai

Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) là hạ tầng thông tin không thể thiếu trong các dự án áp dụng BIM hiện đại. Nó không chỉ giúp đồng bộ và kiểm soát dữ liệu mà còn đảm bảo sự minh bạch, truy vết và phối hợp hiệu quả giữa các bên.

Khuyến nghị:

- Đối với các đơn vị đang thực hiện dự án lớn, nhiều bên tham gia, CDE nên được thiết lập từ giai đoạn khởi động dự án.

- Cần đào tạo nhân sự sử dụng CDE, đặc biệt là nhóm quản lý thông tin và nhóm sản xuất mô hình.

- Nên lựa chọn giải pháp CDE có thể tích hợp tốt với phần mềm BIM đang dùng (Revit, Tekla, Civil 3D...).

VIII. Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn CDE Việt Nam – Giải pháp toàn diện từ TBT Việt Nam?

CDE Việt Nam, do Công ty TBT Việt Nam phát triển, là giải pháp Môi trường Dữ liệu Chung tiên phong được tích hợp trực tiếp trong phần mềm Quản lý Dự án 360. Đây không chỉ là nơi lưu trữ dữ liệu, mà là trung tâm điều phối thông tin số hóa cho toàn bộ dự án – từ thiết kế, thi công, nghiệm thu đến thanh toán.

1. Bảo mật tối đa – Chủ động kiểm soát dữ liệu

- Hệ thống được đặt trên máy chủ tại Việt Nam hoặc triển khai On-Premise (máy chủ nội bộ) theo nhu cầu doanh nghiệp.

- Đáp ứng các yêu cầu cao về bảo mật trong các dự án đặc thù như đầu tư công, quốc phòng, hạ tầng trọng điểm.

- Cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát quyền truy cập, chia sẻ và chỉnh sửa tài liệu, hạn chế tối đa rủi ro rò rỉ hoặc sai sót dữ liệu.

2. Tùy chỉnh theo quy trình doanh nghiệp – Quản lý linh hoạt, truy vết dễ dàng

- Hệ thống hỗ trợ thiết lập cấu trúc thư mục, đặt tên tệp tin và workflow riêng phù hợp với tổ chức và quy trình quản lý của từng doanh nghiệp.

- Thông tin được quy ước thống nhất, đặt tên theo chuẩn ISO 19650, đảm bảo đồng nhất từ đầu đến cuối dự án.

- Nhờ vậy, mọi tệp tin đều dễ dàng truy vết nguồn gốc, biết được trạng thái, giai đoạn và đơn vị phát hành, giúp giảm sai sót và xung đột giữa các bên liên quan.

3. Giao diện tiếng Việt – Thiết kế riêng cho doanh nghiệp Việt

- Giao diện thuần Việt, dễ sử dụng, không yêu cầu kỹ năng CNTT phức tạp, phù hợp cả với kỹ sư Việt Nam.

- Cấu trúc thư mục được tổ chức theo cách làm việc thực tế tại Việt Nam, chia theo dự án, đơn vị thi công, giai đoạn, hạng mục…

4. Giải pháp “Make in Vietnam” – Hỗ trợ trực tiếp và nâng cấp liên tục

- TBT Việt Nam là đơn vị phát triển phần mềm trực tiếp, không qua trung gian, dễ mở rộng, nâng cấp và bảo trì.

- Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ tận nơi – đào tạo chi tiết – phản hồi nhanh, đồng hành xuyên suốt với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.

5. Tích hợp sâu – Một nền tảng, tất cả tính năng

- Không cần mua thêm module: CDE đã được tích hợp sẵn trong phần mềm Quản lý Dự án 360.

- Quản lý tài liệu theo luồng công việc: dễ kiểm soát, rõ quy trình, minh bạch từ thiết kế đến hoàn công.

- Phân quyền linh hoạt: Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu đều có quyền truy cập khác nhau đúng vai trò nghiệp vụ.

- Hỗ trợ Cloud & Server nội bộ, tùy theo mô hình và ngân sách doanh nghiệp.

- Sẵn sàng cho BIM: Tích hợp nền tảng mở rộng với BIM Viewer và các tính năng số hóa khác.

6. Lợi ích vượt trội khi triển khai CDE Việt Nam:

- Mọi người làm việc trên cùng một nền tảng – một nguồn dữ liệu – một quy trình duy nhất.

- Không còn thất lạc – không còn chồng chéo – không còn lộn xộn trong dữ liệu dự án.

- Dễ dàng truy xuất – kiểm soát – kiểm duyệt – lưu trữ – và báo cáo.

- Phù hợp với mọi loại hình dự án: từ đầu tư công, EPC, PPP đến tư nhân quy mô lớn.

- Có thể tích hợp chữ ký số để ký xác thực trực tiếp trên tệp dữ liệu trong phần mềm, khi có yêu cầu bổ sung.

CDE Việt Nam

Bạn đang muốn tìm hiểu, thử nghiệm hoặc triển khai hệ thống CDE Việt Nam trong doanh nghiệp của mình?

+ Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và demo phần mềm thực tế.

+ Hotline/Zalo: 090 336 7479 (Mr. Dương Thắng)

-------------------------

TÌM HIỂU THÊM

- Chi tiết phần mềm Quản lý dự án 360: https://nghiemthuxaydung.com/phan-mem-quan-ly-du-an-360-va-lap-phap-ly-cho-cdt-voi-tu-van-qlda-tu-dong-hoa_sp3

- Phương án triển khai BIM hiệu quả cho ban quản lý dự án trên nền tảng CDE: https://nghiemthuxaydung.com/bim-hieu-qua-cho-ban-quan-ly-du-an-cde-360_p614

- Khái niệm BIM là gì? xu hướng 2025 và quy định mới nhất bắt buộc tại Việt Nam: https://nghiemthuxaydung.com/Tim-hieu-BIM-la-gi-xu-huong-va-quy-dinh-Viet-Nam_p610

- 7 nhóm chủ thể sử dụng BIM – Vai trò và ví dụ thực tế trong dự án xây dựng: https://nghiemthuxaydung.com/7-nhom-chu-the-bim-vai-tro-va-vi-du-thuc-te-Xu-Huong_p618

- Chi phí sử dụng BIM cho Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế – Tiêu chí đánh giá lựa chọn: https://nghiemthuxaydung.com/Chi-phi-BIM-CDE-tieu-chi-danh-gia-cho-chu-dau-tu_p620

- Cấu trúc CDE theo ISO 19650: Nền tảng dữ liệu số cho dự án xây dựng chuyên nghiệp https://nghiemthuxaydung.com/cau-truc-cde-iso-19650-du-an-xay-dung_p631

=================

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TBT VIỆT NAM

Mã số thuế: 2803009275

Địa chỉ: 122 Lê Lai, khu 4, Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá

Điện thoại: 090 336 7479 Mr Thắng

Bài viết liên quan

Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Phần mềm quản lý chất lượng 360 giới thiệu Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chi phí dự án đầu tư xây dựng theo quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017

Chi phí dự án đầu tư xây dựng theo quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017

Phầm mềm quản lý chất lượng 360 giới thiệu về Chi phí dự án đầu tư xây dựng theo quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017

Quy trình, nội dung lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng công trình

Quy trình, nội dung lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng công trình

Vấn đề lập báo cáo, lập dự án đầu tư là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến vấn đề xin  giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mặc dù chỉ là một nội dung trong giai đoạn chuẩn bị

Quy định các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP

Quy định các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP

Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng chi tiết, đầy đủ nhất. Quy trình thực hiện theo điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Quy trình pháp lý của một dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 giai đoạn chính : chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.

36 câu hỏi mà người làm Quản lý dự án cần nắm trong Nghị định 68/2019/NĐ-CP (Võ Minh Hoàn)

36 câu hỏi mà người làm Quản lý dự án cần nắm trong Nghị định 68/2019/NĐ-CP (Võ Minh Hoàn)

Những quy định mới trong Quản lý dự án của Nghị định 68/2019/NĐ-CP mà bạn cần nắm

(Giải đáp) Trong đấu thầu sử dụng giá dự toán từng hạng mục hay tổng dự toán gói thầu để đánh giá?

(Giải đáp) Trong đấu thầu sử dụng giá dự toán từng hạng mục hay tổng dự toán gói thầu để đánh giá?

Luật đấu thầu (Điều 43 khoản 1 điểm e) quy định  trong trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu, Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án.

Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 3 Kiến thức cơ bản

Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 3 Kiến thức cơ bản

Phần mềm Quản lý chất lượng 360 gửi bạn Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 3-  Uông Thắng

Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 2 Kiến thức cơ bản

Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 2 Kiến thức cơ bản

Phần mềm Quản lý chất lượng 360 gửi đến bạn video Quản lý dự án tham khảo - Phần 2

Hướng dẫn đăng Hồ Sơ Dự Thầu qua mạng mới nhất 2020 theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT cho người mới

Hướng dẫn đăng Hồ Sơ Dự Thầu qua mạng mới nhất 2020 theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT cho người mới

Bộ KH ĐT ban hành TT 11/2019/TT-BKHĐT 16/12/2019 quy định chi tiết về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng

Xác định chi phí chung của công tác xây lắp đường dây

Xác định chi phí chung của công tác xây lắp đường dây

Theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí chung nhân với chi phí nhân công trong dự toán xây dựng

Quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng được.

Quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng được.

Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định tại Điều 50 Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư

Ứng dụng phần mềm trong công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Ứng dụng phần mềm trong công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Trên thị trường hiện nay thì chưa có nhiều công cụ quản lý chất lượng công trình thực sự chất lượng. Trong khi đó, công tác quản trị, giám sát việc lên kế hoạch, nghiệm thu công trình hiện nay chưa được thực hiện bài bản. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng mẫu hồ sơ, phần mềm quản lý chất lượng công trình là rất cần thiết.

Chia sẻ về vấn đề về hệ thống đấu thầu qua mạng và lương tâm của đấu thầu

Chia sẻ về vấn đề về hệ thống đấu thầu qua mạng và lương tâm của đấu thầu

Phần mềm Quản lý chất lượng 360 chia sẻ bài viết của anh "Phan Tất Đức" về vấn đề cái tâm trong đấu thầu và công nghệ lạc hậu của công cụ đấu thầu qua mạng

Có cho phép lập giá thầu trọn gói theo dạng giá trị tạm tính không?

Có cho phép lập giá thầu trọn gói theo dạng giá trị tạm tính không?

Quyết định chỉ định thầu trong đó ghi là giá trị tạm tính, hình thức hợp đồng là trọn gói; hợp đồng tư vấn cũng ghi giá tạm tính, hình thức hợp đồng là trọn gói

[Hướng dẫn] Điều chỉnh ngày tháng và đọc file excel đã có ngày tháng

[Hướng dẫn] Điều chỉnh ngày tháng và đọc file excel đã có ngày tháng

Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 sử dụng làm hồ sơ QLCL, quyết toán nhanh, xuất biên bản word, nhật ký, tiến độ, thanh toán theo TT08/2016.

  • ‹
  • 1
  • 2
  • ...
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • ›
  • Nghiệm Thu Xây Dựng 360 (Số: 2915/2024/QTG, MST: 8545170484)
  • Địa chỉ: Phòng 219, CT5B Khu đô thị Xa La, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)
  • Email: nghiemthuxaydung.qlcl@gmail.com
  • Website: nghiemthuxaydung.com

Chi nhánh

  • Thành phố Hà Nội

    Nguyễn Thúy ĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Đà Nẵng

    Dương Thắng ĐT: 096 636 0702
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Mr Bình ĐT: 091 222 4669
Hotline: 0787646568(Phảnánhchấtlượnghỗtrợcủanhânviên0903367479MrThắng)
Facebook Youtube Zalo: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)